

Thuốc Levofloxacin 500mg Imexpharm điều trị viêm phổi, viêm tuyến tiền liệt, viêm thận (1 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc kháng sinh
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 1 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Levofloxacin
Thương hiệu
Imexpharm - IMEXPHARM
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
893115595424
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Levofloxacin 500mg của Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm, thành phần chính levofloxacin - một kháng sinh tổng hợp dùng chỉ định trong các trường hợp bệnh nhiễm khuẩn nhạy cảm như viêm phổi cộng đồng, viêm tuyến tiền liệt mạn tính, viêm thận - bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da…
Thuốc thuộc nhóm kháng sinh fluoroquinolon thường liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng, do đó chỉ nên sử dụng Levofloxacin 500 mg cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.
Cách dùng
Dùng đường uống. Nuốt cả viên thuốc với một ít nước và không được nhai thuốc, có thể uống trong hoặc xa bữa ăn.
Không được dùng các antacid có chứa nhôm và magnesi, chế phẩm có chứa kim loại nặng như sắt và kẽm, sucralfat, didanosin (chỉ đối với các didanosin trong thành phần công thức có chất đệm chứa nhôm và magnesi) trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống levofloxacin.
Liều dùng
Bệnh nhân có chức năng thận bình thường (Clcr > 50 ml/phút):
-
Viêm phổi mắc phải cộng đồng, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da có biến chứng: 500 mg/lần x 1 - 2 lần/ngày, trong 7- 14 ngày.
-
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn: 500 mg/lần/ngày, trong 28 ngày.
-
Viêm thận - bể thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng: 500 mg/lần/ngày, trong 7 - 14 ngày.
-
Dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị triệt để bệnh than: 500 mg/lần/ngày 8 tuần.
-
Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính: 500 mg/lần/ngày trong 7 - 10 ngày.
-
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: 500 mg/lần/ngày trong 10 - 14 ngày.
Bệnh nhân đã đáp ứng tốt khi điều trị khởi đầu bằng levofloxacin tiêm tĩnh mạch có thể được sử dụng dạng viên nén để kết thúc một đợt điều trị.
Bệnh nhân suy thận (Clcr ≤ 50 ml/phút):
Liều ban đầu không thay đổi 500 mg/24 giờ khi dùng cho bệnh nhân suy thận, liều tiếp theo nên được điều chỉnh dựa trên độ thanh thải Creatinin.
Bệnh nhân suy gan:
Không cần chỉnh liều do levofloxacin không bị chuyển hóa qua gan mà chủ yếu qua thận.
Người cao tuổi:
Không cần chỉnh liều nếu chức năng thận bình thường. Tuy nhiên, cần thận trọng khi lựa chọn liều và nên theo dõi chức năng thận.
Trẻ em:
Levofloxacin chống chỉ định cho trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Dấu hiệu thường gặp của quá liều cấp tính levofloxacin gồm: Lú lẫn, chóng mặt, giảm ý thức, các cơn co giật, kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ, nôn, loét niêm mạc ở dạ dày - ruột. Triệu chứng quá liều levofloxacin trên hệ thần kinh gồm có: Rối loạn vị giác, co giật, ảo giác, run rẩy.
Cách xử trí:
-
Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
-
Trong trường hợp quá liều, cần phải điều trị triệu chứng, loại bỏ thuốc ra khỏi dạ dày, bù dịch đầy đủ cho người bệnh. Theo dõi điện tâm đồ vì thuốc gây kéo dài khoảng QT. Cho bệnh nhân uống antacid để bảo vệ niêm mạc dạ dày - ruột.
-
Thẩm tách máu và thẩm phân phúc mạc liên tục không có hiệu quả loại levofloxacin ra khỏi cơ thể.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Levofloxacin 500 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
-
Tâm thần: Mất ngủ
-
Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt.
-
Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
-
Hệ gan mật: Tăng enzym gan (ALT/AST, phosphatase kiềm, CGT).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm nấm bao gồm nhiễm nấm Candida, bội nhiễm các vi sinh vật không nhạy cảm với thuốc.
-
Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan.
-
Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Chán ăn.
-
Rối loạn tâm thần: Lo lắng, lú lẫn, kích động.
-
Rối loạn thần kinh: Buồn ngủ, run, rối loạn vị giác.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Cần ngừng levofloxacin trong các trường hợp: Bắt đầu có các biểu hiện ban da hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng mẫn cảm hay của phản ứng bất lợi trên thần kinh trung ương. Cần giám sát người bệnh để phát hiện viêm đại tràng màng giả và có các biện pháp xử trí thích hợp khi xuất hiện tiêu chảy trong khi đang dùng levofloxacin.
Khi xuất hiện dấu hiệu viêm gân cần ngừng ngay thuốc, để hai gân gót nghỉ với các dụng cụ cố định thích hợp hoặc nẹp gót chân và hội chẩn chuyên khoa.
Sản phẩm liên quan











Tin tức











