Thói quen chép miệng khi ngủ có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục

Trẻ sơ sinh thích sử dụng miệng theo nhiều cách khác nhau. Khi nhận thấy trẻ chép miệng, ba mẹ tự hỏi liệu đây có phải là hành vi bình thường hay không. Trường hợp này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, đôi khi cũng là tín hiệu mà trẻ muốn thể hiện hoặc một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Vậy thói quen chép miệng khi ngủ của trẻ nhỏ có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng Hà An Pharmacy giải đáp thắc mắc về vấn đề này và cách khắc phục nhé!

Tìm hiểu về thói quen chép miệng khi ngủ của trẻ

Hành vi chép miệng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Thông thường, trẻ sơ sinh nhai miệng là phản xạ bình thường. Tuy nhiên, thói quen chép miệng khi ngủ có thể là báo hiệu một vấn đề về sức khoẻ, vì vậy ba mẹ nên theo dõi hành vi của bé và hỏi ý kiến bác sĩ nếu có nghi ngờ bất thường nào. Một số lý do trẻ chép miệng khi ngủ thường gặp là:

  • Được kích hoạt bởi phản xạ mút: Trẻ sơ sinh chép miệng giống như thói quen mút tay. Đây là cách trẻ sơ sinh cảm nhận thức ăn, từ đó trẻ sẽ ngậm mọi thứ gần miệng hay cầm được.
  • Dấu hiệu đói: Một số bé có phản xạ chép miệng khi ngủ hoặc nhai do đói. Nếu thấy trẻ hay nhai miệng, ba mẹ nên chú ý xem trẻ đã sẵn sàng ăn chưa hoặc cho trẻ bú nhiều hơn trước khi ngủ.
  • Đến thời điểm ăn dặm: Trẻ biết quan sát phản ứng của người lớn khi cho thức ăn vào miệng, nhai hay thậm chí là đòi ăn, đó là một trong những dấu hiệu trẻ sẵn sàng cho giai đoạn ăn thức ăn thô hơn hay còn gọi là ăn dặm.
  • Mọc răng: Răng bắt đầu mọc gây áp lực lên nướu răng gây ngứa nướu. Một số trẻ nhai miệng hay chép miệng giúp giảm đau đáng kể. Vì vậy, trẻ mọc răng thường nhai bất cứ thứ gì có thể cho vào miệng.
  • Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ là hiện tượng xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng có thể mắc phải. Đó là tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên miệng khiến trẻ bị nôn trớ. Trẻ sơ sinh bị trớ là điều bình thường, khi trẻ lớn hơn các triệu chứng sẽ giảm dần. Một số triệu chứng báo hiệu trẻ bị trào ngược axit như: Nôn trớ, ho, thở nặng nhọc, không bú nhiều, quấy khóc,... Nếu trẻ có những dấu hiệu này, hãy đưa con đi khám.
Thói quen chép miệng khi ngủ có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục 1
Thói quen chép miệng khi ngủ khá phổ biến

Thói quen chép miệng khi ngủ có hại không?

Thói quen chép miệng khi ngủ là hành vi chép miệng giống như nhai thức ăn trong khi ngủ. Trên thực tế, thói quen chép miệng khi ngủ rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ở nhiều người lớn cũng có thói quen này nhưng ít hơn so với ở trẻ nhỏ.

Nhìn chung, đây là hiện tượng sinh lý bình thường và thường không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nguy hại.

Thói quen chép miệng khi ngủ có hại không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Ba mẹ nên theo dõi và chú ý đến hành vi này của trẻ khi ngủ, sau đó hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.

Cách khắc phục thói quen chép miệng khi ngủ của trẻ

Để khắc phục tình trạng chép miệng của trẻ khi ngủ, mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Dùng ti giả: Sử dụng núm vú giả để bé có thể ngậm là một phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên, việc thường xuyên cho bé ngậm ti giả sẽ không tốt cho quá trình mọc răng của bé, nên mẹ nên thận trọng khi áp dụng cách này.
  • Cho bé bú sữa đúng giờ hàng ngày: Nếu để bé ngủ nhiều và bỏ bú có thể khiến trẻ đói và có hiện tượng chép miệng. Vì vậy, mẹ nên chủ động cho bé bú đúng giờ, bú đủ vừa giúp hình thành thói quen ăn uống tốt, trẻ no bụng làm giảm thói quen chép miệng.
  • Chỉnh tư thế bú cho bé: Tư thế bú đúng cách và để bé tự quyết định thời điểm ngừng bú sẽ giúp hạn chế tình trạng chép miệng khi ngủ.
Thói quen chép miệng khi ngủ có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục 2
Tránh trẻ chép miệng khi ngủ bằng cách cho trẻ ngậm ti giả

Một số thói quen xấu về răng miệng mà trẻ nhỏ hay mắc phải

Ngoài thói quen chép miệng khi ngủ, ở trẻ nhỏ còn một số thói quen xấu về răng miệng phổ biến khác như sau:

Tật thở bằng miệng

Tật thở bằng miệng ở trẻ thường gặp ở trẻ mắc các bệnh về mũi, khó thở, thói quen thở bằng miệng, dị ứng. Việc thở bằng miệng sẽ khiến răng hàm trên bị đẩy ra trước, răng chìa ra ngoài, nhóm răng cửa không thể cắn khít. Thở bằng miệng cũng dễ bị khô miệng, dễ bị sâu răng.

Việc điều trị chứng thở bằng miệng đầu tiên ba mẹ phải tìm ra nguyên nhân để điều trị hiệu quả như chữa khỏi bệnh về mũi, đối với trẻ lớn răng không đều cần đeo niềng răng chỉnh nha.

Tật đẩy lưỡi

Đẩy lưỡi là tình trạng khi hai hàm răng cắn lại, lưỡi không rụt lại như bình thường hoặc khi nuốt nước bọt thay vì lưỡi thụt vào trong thì lưỡi lại đẩy ra ngoài. Khi trẻ có tật đẩy lưỡi sẽ chậm nói, nói ngọng, khi ăn, nuốt lưỡi không thu vào mà đẩy ra. Thói quen này sẽ khiến nhóm răng cửa sẽ bị đẩy về phía trước.

Khi trẻ có dấu hiệu này, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ tư vấn cách chữa thói quen đẩy lưỡi, nếu trẻ lớn hơn có răng hô và khớp cắn hở nhiều thì cần đeo niềng răng hoặc gắn thêm một số đầu nhọn bằng kim loại bên trong hàm để khi lưỡi chạm vào sẽ tự động rút lại. Sau một thời gian, lưỡi sẽ quen dần và không đẩy nữa.

Tật bú tay

Thói quen bú tay là thói quen xấu ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé, răng không khít, bị chìa ra ngoài. Do răng bị hở nên bé hay nói ngọng. Do đó khi thấy trẻ bú tay thì nên rút tay trẻ ra và thay bằng ti giả, tuy nhiên dùng ti giả quá nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ, các mẹ bỉm nên lưu ý nhé.

Thói quen chép miệng khi ngủ có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục 3
Thói quen bú tay ở trẻ giống như chép miệng khi ngủ

Ngủ nghiêng một bên

Nếu bé có thói quen ngủ nghiêng về một bên, điều này cũng khiến cằm hoặc một bên mặt bị lệch. Lệch hàm chỉ xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi trưởng thành, xương mặt đang phát triển. Khi thấy trẻ nằm nghiêng ba mẹ nên chỉnh tư thế nằm ngửa, thẳng cho con hoặc kê gối ở hai người để ngăn chặn trẻ xoay người nằm nghiêng.

Thói quen chép miệng khi ngủ khá phổ biến đặc biệt là ở trẻ nhỏ và không quá nghiêm trọng. Nhưng dù vậy, ba mẹ phải luôn để ý đến từng cử chỉ nhỏ của bé để nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu bất thường. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm những kiến ​​thức bổ ích trong việc chăm sóc trẻ.



Chat with Zalo