
Dung dịch uống Zibifer OPV điều trị thiếu máu, thiếu sắt tiềm ẩn (30ml)
Danh mục
Thuốc trị thiếu máu
Quy cách
Dung dịch - Hộp x 30ml
Thành phần
Sắt
Thương hiệu
Opv - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC OPV
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-27006-17
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Zibifer là dung dịch uống dạng giọt chứa hoạt chất Sắt (III) (dưới dạng Sắt (III) hydroxyd polymaltose complex 34%) đùng điều trị thiếu máu do thiếu sắt, điều trị thiếu sắt không thiếu máu (thiếu sắt tiềm ẩn) và dự phòng thiếu chất sắt ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ và vị thành niên, phụ nữ mang thai, người lớn và khi thức ăn không đủ đảm bảo cung cấp chất sắt.
Cách dùng
Dung dịch Zibifer dùng đường uống. Uống trong hoặc sau khi ăn. Có thể dùng 1 lần hoặc chia nhiều lần trong ngày.
Liều dùng
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt
- Trẻ sinh non: 1 – 2 giọt (0,05 – 0,1 ml)/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày trong 3 – 5 tháng.
- Trẻ em đến 1 tuổi: 10 – 20 giọt (0,5 – 1 ml)/ngày.
- Trẻ em (từ 1 – 12 tuổi): 20 – 40 giọt (1 – 2 ml)/ngày.
- Trẻ vị thành niên từ 12 tuổi và người lớn: 40 – 120 giọt (2 – 6 ml)/ngày.
Điều trị thiếu sắt không thiếu máu
- Trẻ em lên đến 1 tuổi: 6 – 10 giọt (0,3 – 0,5 ml)/ngày.
- Trẻ em (1 – 12 tuổi): 10 – 20 giọt (0,5 – 1 ml)/ngày.
- Trẻ vị thành niên từ 12 tuổi và người lớn: 20 – 40 giọt (1 – 2 ml)/ngày.
Liều lượng và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt. Trong thiếu máu do thiếu sắt, việc điều trị kéo dài trung bình là 3 - 5 tháng cho đến khi xét nghiệm máu trở lại bình thường. Sau đó, tiếp tục điều trị với liều lượng như mô tả cho điều trị thiếu sắt không thiếu máu trong vài tuần để bổ sung lượng dự trữ sắt.
Đối với điều trị thiếu sắt không thiếu máu, điều trị kéo dài khoảng 1 - 2 tháng.
Điều trị dự phòng
Phụ nữ mang thai: 30 mg/ngày.
Trẻ sơ sinh đủ tháng bình thường mà không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc một phần sữa mẹ: Liều 1 mg/kg/ngày bắt đầu từ lúc mới sinh và tiếp tục trong năm đầu tiên.
Trẻ nhẹ cân hoặc sinh non: Khởi đầu 2 - 4 mg/kg/ngày bắt đầu ít nhất 2 tháng, nên bắt đầu từ 1 tháng tuổi.
Liều tối đa không được vượt quá 15 mg/ngày đối với trẻ nhỏ, cân nặng bình thường hay nhẹ cân.
Trẻ em ≥ 10 tuổi (tuổi dậy thì): Nam: 2 mg/ngày; nữ 5 mg/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng: Đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy phân có màu xanh lá cây và sau đó phân có màu đen, nôn ra máu và có thể kết hợp với buồn ngủ, xanh xao, tím tái, mệt mỏi, co giật, sốc, và hôn mê, nhiễm toan chuyển hóa, hoại tử hoặc rối loạn chức năng gan, suy thận.
Cách xử trí: Nếu uống quá 10 mg/kg sắt nguyên tố đã xảy ra trong vòng 4 giờ trở lại, phải rửa dạ dày ngay lập tức bằng thuốc gây nôn, hoặc tốt hơn, rửa dạ dày qua ống thông. Nếu bệnh nhân đã nôn nhiều lần, và đặc biệt là các chất nôn có máu, thuốc gây nôn không được sử dụng. Rửa dạ dày nên được thực hiện với nước ấm hoặc dung dịch natri bicarbonat 1 - 5%. Rửa dạ dày bằng dung dịch dinatri phosphat cũng được sử dụng. Deferoxamin cũng được sử dụng như một chất thêm vào cho dung dịch rửa dạ dày để tạo phức với sắt nguyên tố trong đường ruột.
Trong trường hợp dùng quá liều, phải liên hệ ngay bác sỹ hay đến bệnh viện gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên dùng thuốc, thì hãy bỏ qua liều bị quên và dùng liều kế tiếp theo kế hoạch bình thường. Không nên gấp đôi liều dùng để bù cho liều đã quên.
Khi sử dụng thuốc thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như: Táo bón, tiêu chảy, phân đậm màu, buồn nôn và/hoặc đau vùng thượng vị khoảng 5 - 20% bệnh nhân.
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sản phẩm liên quan











Tin tức











