





Thuốc Xalexa 30 Aurobindo điều trị các cơn trầm cảm lớn (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc thần kinh
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 3 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Paroxetine
Thương hiệu
Aurobindo - AUROBINDO
Xuất xứ
Ấn Độ
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-9943-10
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Paroxetine của Aurobindo Pharma., Ltd. Đây là thuốc dùng để điều trị trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), hoảng loạn, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), rối loạn hoảng loạn tiền kinh nguyệt (PMDD) và rối loạn lo âu xã hội.
Cách dùng
Khuyên uống Paroxetin một lần/ngày vào buổi sáng cùng bữa ăn, nên nuốt cả viên chứ không nhai.
Liều dùng
Các cơn trầm cảm lớn:
Liều khuyến cáo là 20 mg/ngày. Nhìn chung, bệnh nhân thường có tiến bộ sau một tuần điều trị nhưng có thể chỉ thể hiện rõ ràng sau hai tuần điều trị. Cũng như với hầu hết các thuốc chống trầm cảm, nên xem lại liều và điều chỉnh nếu cần thiết trong khoảng 3 - 4 tuần đầu điều trị và sau đó tùy thuộc theo tình trạng lâm sàng. Ở một số bệnh nhân, nếu không đáp ứng với liều 20mg thì có thể tăng dần liều mỗi 10mg cho đến liều tối đa 50 mg/ngày tuỳ vào đáp ứng của bệnh nhân.
Đối với những bệnh nhân trầm cảm, thời gian điều trị ít nhất là 6 tháng để đảm bảo hết các triệu chứng.
Chứng ám ảnh bị cưỡng bức:
Liều khuyến cáo là 40 mg/ngày. Bệnh nhân nên dùng liều bắt đầu 20 mg/ngày và có thể tăng dần liều mỗi 10mg cho đến liều khuyến cáo. Nếu sau vài tuần dùng liều khuyến cáo, mà bệnh nhân không thấy có hiệu quả thì phải tăng dần liều lên mức tối đa 60 mg/ngày.
Với những bệnh nhân mắc chứng ám ảnh bị cưỡng bức nên được điều trị trong khoảng thời gian để đảm bảo hết các triệu chứng, thời gian điều trị có thể là vài tháng hoặc lâu hơn.
Chứng sợ hãi:
Liều khuyến cáo là 40mg/ngày. Bệnh nhân nên dùng liều bắt đầu 20 mg/ngày và có thể tăng dần liều mỗi 10mg cho đến liều khuyến cáo. Nên dùng liều bắt đầu thấp nhất để giảm thiểu nguy cơ tăng sợ hãi, thường xảy ra ở giai đoạn đầu điều trị. Nếu sau vài tuần dùng liều khuyến cáo, mà bệnh nhân không thấy có hiệu quả thì phải tăng dần liều lên mức tối đa 60 mg/ngày.
Với những bệnh nhân mắc chứng ám ảnh bị cưỡng bức nên được điều trị trong khoảng thời gian để đảm bảo hết các triệu chứng, thời gian điều trị có thể là vài tháng hoặc lâu hơn. .
Chứng sợ hãi nơi đông người:
Liều khuyến cáo là 20 mg/ngày. Sau vài tuần dùng liều khuyến cáo, nếu bệnh nhân không có đáp ứng thì có thể tăng dần liều mỗi 10mg cho đến liều tối đa 50 mg/ngày. Nên thường xuyên đánh giá có cần tiếp tục dùng thuốc kéo dài hay không.
Lo âu nói chung:
Liều khuyến cáo là 20 mg/ngày. Sau vài tuần dùng liều khuyến cáo, nếu bệnh nhân không có đáp ứng thì có thể tăng dần liều mỗi 10mg cho đến liều tối đa 50 mg/ngày. Nên thường xuyên đánh giá có cần tiếp tục dùng thuốc kéo dài hay không.
Rối loạn thần kinh do stress sau chấn thương:
Liều khuyến cáo là 20mg/ngày. Sau vài tuần dùng liều khuyến cáo, nếu bệnh nhân không có đáp ứng thì có thể tăng dần liều mỗi 10mg cho đến liều tối đa 50 mg/ngày. Nên thường xuyên đánh giá có cần tiếp tục dùng thuốc kéo dài hay không.
Các thông tin cần lưu ý:
Nên tránh ngưng dùng thuốc một cách đột ngột, nếu các triệu chứng không dung nạp xảy ra khi giảm liều hay ngưng dùng liều, dùng lại liều trước đó, sau đó bác sĩ có thể giảm liều nhưng với mức độ chậm hơn.
Người cao tuổi:
Liều dùng cho người cao tuổi là liều bắt đầu cho người lớn (20mg/ngày), có thể cần tăng liều đối với một số bệnh nhân, nhưng liều tối đa là 40 mg/ngày.
Trẻ em và trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi):
Không dùng Paroxetine cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Bệnh nhân suy gan/suy thận:
Đối với những bệnh nhân bị suy thận nặng (độ thanh thải creatin thấp hơn 30ml/phút) hay suy gan, có thể xảy ra tăng nồng độ Paroxetine trong huyết tương. Do vậy nên dùng liều Paroxetine thấp nhất.
Làm gì khi dùng quá liều?
Các biểu hiện khi dùng paroxetine quá liều bao gồm nôn, giãn đồng tử, sốt, thay đổi huyết áp, đau đầu, co bóp cơ không tự ý, kích động, lo âu, nhịp tim nhanh.
Việc điều trị bao gồm các biện pháp chung xử lý bệnh nhân dùng quá liều bất cứ loại thuốc chống trầm cảm nào. Nếu có thể, nên làm sạch dạ dày bằng gây nôn, rửa dạ dày hoặc bằng cả hai phương pháp. Sau đó, dùng 20 đến 30g than hoạt mỗi 4 đến 6 giờ trong suốt 24 giờ đầu sau khi lỡ uống quá liều. Cần điều trị hỗ trợ, thường xuyên giám sát các dấu hiệu sống và theo dõi cẩn thận.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Một số tác dụng không mong muốn của thuốc được liệt kê dưới đây, chúng có thể giảm về mức độ và tần suất khi tiếp tục điều trị và thường không dẫn đến ngừng thuốc. Tần suất được định nghĩa như sau: Rất hay gặp (> 1/10), hay gặp ( >1/100, < 1/10), không hay gặp ( > 1/1000, <1/100), hiếm gặp (> 1/10000, <1/1000), rất hiếm gặp (< 1/10000).
Rối loạn hệ máu và bạch huyết:
Không hay gặp: Chảy máu bất thường, chủ yếu ở da và niêm mạc (hầu hết là vết tụ máu).
Rất hiếm gặp: Chứng huyết khối.
Rối loạn hệ miễn dịch:
Rất hiếm gặp: Phản ứng dị ứng (gồm mày đay, phù mạch).
Rối loạn nội tiết:
Rất hiếm gặp: Hội chứng bài tiết hormon chống lợi niệu không thích hợp (SIADH).
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
Thường gặp: Tăng cholesterol, giảm ngon miệng.
Hiếm gặp: giảm natri huyết có thể xảy ra, chủ yếu ở bệnh nhân cao tuổi và đôi khi do hội chứng SIADH.
Rối loạn tâm thần:
Thường gặp: Ngủ gà, mất ngủ, kích động.
Không hay gặp: Lú lẫn, ảo giác.
Hiếm gặp: Phản ứng hưng cảm, lo âu, mất nhân cách, cơn hoảng hốt. Những triệu chứng này cũng có thể do các bệnh tiềm ẩn.
Rối loạn hệ thần kinh:
Thường gặp: Chóng mặt, run rẩy. Không hay gặp: rối loạn ngoại tháp.
Hiếm gặp: Co giật.
Rất hiếm gặp: Hội chứng serotonin (các triệu chứng này có thể bao gồm kích động, lú lẫn, toát mồ hôi, ảo giác, tăng phản xạ, giật rung cơ, rét run, nhịp tim nhanh và rùng mình).
Rối loạn thị giác:
Thường gặp: Nhìn mờ.
Rất hiếm gặp: Tăng nhãn áp cấp.
Rối loạn thính giác:
Tần suất chưa được biết: Ù tai.
Rối loạn tim mạch:
Không hay gặp: Nhịp nhanh xoang.
Hiếm gặp: Nhịp tim chậm.
Rối loạn hệ mạch:
Không hay gặp: Tăng hoặc giảm huyết áp thoáng qua, thường gặp ở các bệnh nhân có bệnh cao huyết áp hay lo âu tồn tại từ trước.
Rối loạn hô hấp, ngực và bụng:
Thường gặp: Ngáp.
Rối loạn tiêu hóa:
Rất hay gặp: Nôn.
Thường gặp: Táo bón, tiêu chảy, khô miệng.
Tấ hiếm gặp: Xuất huyết dạ dày.
Rối loạn chức năng gan:
Hiếm gặp: Tăng enzym gan.
Rất hiếm gặp: Các bệnh về gan (viêm gan, đôi khi kèm suy gan vàng da). Nếu xét nghiệm chức năng gan thấy tăng enzym kéo dài thì nên ngừng dùng paroxetin.
Rối loạn da và cấu trúc da:
Thường gặp: Đổ mồ hôi. Không hay gặp: ban da, ngứa.
Rất hiếm gặp: Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng. Rối loạn gan- thận:
Thường gặp: Tiểu dắt, đái dầm.
Rối loạn chức năng sinh sản và tuyến sữa: Rất hay gặp: Suy giảm tình dục.
Hiếm gặp: Tăng prolactin huyết/ tiết sữa nhiều. Rất hiếm gặp: cương dương vật.
Rối loạn cơ xương:
Hiếm gặp: Đau cơ, đau khớp. Các rối loạn chung:
Thường gặp: Suy nhược, tăng cân. Rất hiếm gặp: Phù ngoại biên.
Các triệu chứng ngừng thuốc (khi ngừng dùng Paroxetine):
Thường gặp: Chóng mặt, rối loạn cảm giác, rối loạn giấc ngủ, lo âu và đau đầu.
Không hay gặp: Kích động, buồn nôn, run rẩy, lú lẫn, đổ mồ hôi, cảm xúc bất ổn định, rối loạn thị giác, đánh trống ngực, tiêu chảy, bồn chồn.
Khi ngưng dùng Paroxetine (đặc biệt khi ngừng đột ngột) thường dẫn đến các triệu chứng ngừng thuốc như chóng mặt, rối loạn cảm giác (bao gồm cả dị cảm và cảm giác sốc điện), rối loạn giấc ngủ (cơn mơ dữ dội), kích động và lo âu, buồn nôn, run rẩy, lú lẫn, đổ mồ hôi, đau đầu, tiêu chảy, đánh trống ngực, cảm xúc bất ổn định, bồn chồn và rối loạn thị giác đã được báo cáo. Nhìn chung, những triệu chứng này thường ở mức vừa đến nhẹ và có thể tự hạn chế, tuy nhiên ở một số bệnh nhân những triệu chứng này có thể nặng và kéo dài. Do đó khi ngừng dùng Paroxetine cần ngừng một cách từ từ.
Sản phẩm liên quan











Tin tức











