



Viên nén Panfor SR-500 MEGA We Care điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 (5 vỉ x 20 viên)
Danh mục
Thuốc trị tiểu đường
Quy cách
Viên nén phóng thích chậm - Hộp 5 Vỉ x 20 Viên
Thành phần
Metformin
Thương hiệu
MEGA We care - Inventia Healthcare Pvt. Ltd.
Xuất xứ
Ấn Độ
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-20018-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Panfor SR 500 là thuốc điều trị đái tháo đường, viên hình bầu dục, màu trắng đến trắng ngà, một mặt có khắc vạch, hai mặt bằng. “SR” là chữ viết tắt của “slow release” nghĩa là phóng thích chậm.
Cách dùng
Nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai.
Nên uống thuốc sau khi ăn.
Liều dùng
Liều khởi đầu thông thường là 500 mg/lần/ngày trong bữa ăn tối. Mức độ tăng liều chỉ nên ở trong khoảng thêm 500 mg mỗi tuần và tối đa lên đến 2000 mg/lần/ngày. Nếu không đạt được mức kiểm soát đường huyết với liều 2000 mg/lần/ngày, nên thử với liều 1000 mg x 2 lần/ngày.
Liều khởi đầu ở những bệnh nhân chuyển từ dạng viên metformin phóng thích tức thời sang phóng thích chậm là tương đương với nhau. Bệnh nhân đã điều trị với liều 2000 mg metformin mỗi ngày thì không cần thiết chuyển sang dạng phóng thích chậm.
Nếu dự định chuyển từ một thuốc trị đái tháo đường khác sang, cần ngưng dùng thuốc này và sử dụng với liều như hướng dẫn ở trên.
Phối hợp với insulin
Có thể phối hợp metformin và insulin để đạt kiểm soát đường huyết tốt hơn. Liều khởi đầu là 500 mg/lần/ngày, còn liều của insulin được điều chỉnh tùy theo đường huyết.
Người cao tuổi, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể
Liều bắt đầu cần dè dặt tùy theo chức năng thận của bệnh nhân, không nên điều trị tới liều tối đa.
Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị trong 4 tuần ở liều tối đa metformin, cần thêm dần một sulfonylurê uống. Khi điều trị phối hợp với liều tối đa của cả 2 thuốc, mà người bệnh không đáp ứng trong 1 - 3 tháng, thì thường phải ngừng điều trị bằng thuốc uống chống đái tháo đường và bắt đầu dùng insulin.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Metformin không gây hạ đường huyết với liều lên đến 85 g, mặc dù sẽ bị nhiễm acid lactic trong trường hợp này. Sử dụng quá liều hoặc những nguy cơ đi kèm của metformin có thể gây ra nhiễm toan acid lactic. Nhiễm toan acid lactic là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp và phải được nhập viện điều trị. Phương thức hữu hiệu nhất để loại bỏ lactat và metformin là thẩm tách máu.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Panfor SR, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, giảm cảm giác thèm ăn.
-
Hệ thần kinh: Rối loạn vị giác.
Rất hiếm
-
Da và mô dưới da: Ban đỏ, ngứa, mề đay.
-
Gan mật: Xét nghiệm chức năng gan bất thường hoặc viêm gan được cải thiện khi ngừng dùng metformin.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Có thể tránh những ADR về tiêu hóa nếu uống metformin vào bữa ăn và tăng liều dần từng bước.
Không xảy ra hạ glucose huyết trong điều trị đơn độc bằng metformin. Tuy nhiên, đã thấy có tai biến hạ glucose huyết khi có kết hợp những yếu tố thuận lợi khác (như sulfonylurê, rượu).
Khi dùng dài ngày có thể có nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 nhưng ít quan trọng về lâm sàng và hạn hữu mới xảy ra, thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Điều trị những trường hợp này bằng vitamin B có kết quả tốt.
Nhiễm acid lactic hiếm khi xảy ra, nhưng có thể gây tử vong với tỷ lệ cao.
Cần lưu ý ngừng điều trị metformin nếu nồng độ lactat huyết tương vượt quá 5 mmol/lít.
Suy giảm chức năng thận hoặc gan là một chỉ định bắt buộc phải ngừng điều trị metformin.
Khi bị nhồi máu cơ tim hoặc nhiễm khuẩn máu, bắt buộc phải ngừng dùng metformin ngay.
Không dùng hoặc hạn chế uống rượu do tăng nguy cơ nhiễm acid lactic.
Nếu người bệnh nhịn đói kéo dài hoặc được điều trị với chế độ ăn có lượng calo rất thấp thì tốt nhất là ngừng dùng metformin.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sản phẩm liên quan









Tin tức











