





Thuốc Levocozate 5mg dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa, dị ứng kinh niên, nổi mề đay tự phát (10 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc chống dị ứng
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 10 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Levocetirizin dihydroclorid
Thương hiệu
Standard Chem & Pharm - STANDARD CHEM. & PHARM
Xuất xứ
Đài Loan
Thuốc cần kê toa
Không
Số đăng kí
VN-20630-17
320.000 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Levocozate dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng kinh niên (xảy ra suốt năm do các dị ứng như vật nuôi, bụi), nổi mề đay tự phát kinh niên (nổi mẩn ngứa liên tục mà không biết rõ nguyên nhân).
Cách dùng
Thuốc Levocozate dùng đường uống.
Liều dùng
Khuyến nghị dùng 1 lần/ngày.
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
Liều dùng khuyến nghị là 5 mg (1 viên bao phim).
Người cao tuổi:
Khuyến nghị điều chỉnh liều dùng cho người cao tuổi bị suy thận mức độ trung bình đến nặng (xem phần bệnh nhân suy thận).
Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi:
Liều dùng khuyến nghị là 5 mg (1 viên bao phim).
Chưa có liều dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Bệnh nhân suy thận:
Khoảng cách giữa các liều tùy theo chức năng thận của từng người. Tham khảo bảng sau và điều chỉnh liều dùng. Để sử dụng bảng liều này, cần đánh giá độ thanh thải creatinin (ml/phút) của bệnh nhân. Độ thanh thải creatinin (ml/phút) được tính từ mức độ creatinin huyết thanh (mg/dl) theo công thức sau:
- [140 - tuổi] x cân nặng (kg) / 72 x creatinin huyết thanh (mg/dl) (x 0.85 đồi với phụ nữ)
Điều chỉnh liều dùng đối với bệnh nhân suy thận:
Nhóm | Thanh thải creatinin (ml/phút) | Liều dùng và khoảng cách giữa các liều |
---|---|---|
Bình thường | 80 | 1 viên/ngày |
Nhẹ | 50 - 79 | 1 viên/ngày |
Trung bình | 30 - 49 | 1 viên mỗi 2 ngày |
Nặng | < 30 | 1 viên mỗi 3 ngày |
Bệnh thận giai đoạn cuối - Bệnh nhân lọc thận nhân tạo | < 10 | Chống chỉ định |
Bệnh nhân suy gan:
Không cần điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân chỉ bị suy gan. Ở bệnh nhân bị suy gan và suy thận, khuyến nghị điều chỉnh liều dùng (xem phần Bệnh nhân suy thận).
Thời gian dùng thuốc:
Thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào loại bệnh và thời gian bị bệnh. Đối với dị ứng theo mùa dùng khoảng 3 - 6 tuần, trường hợp dị ứng phấn hoa trong thời gian ngắn: dùng khoảng 1 tuần là đủ. Có kinh nghiệm lâm sàng sử dụng 5mg levocetirizin dạng bao phim điều trị trong 6 tháng. Đối với nổi mề đay mạn tính và viêm mũi dị ứng mạn tính, có kinh nghiệm lâm sàng sử dụng điều trị trong 1 năm đối với dạng racemic, và điều trị trong 18 tháng đối với bệnh nhân bị ngứa do viêm da dị ứng.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng:
Các triệu chứng quá liều levocetirizin chủ yếu là tác dụng trên hệ thần kinh trung ương hoặc tác dụng kháng cholinergic.
Các tác dụng không mong muốn được báo cáo khi dùng ít nhất là gấp 5 lần liều khuyến cáo: mơ hồ, tiêu chảy, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, giãn đồng tử, ngứa, không nghỉ ngơi, buồn ngủ, trạng thái sững sờ, nhịp tim nhanh, run và bí tiểu.
Kiểm soát tình trạng quá liều:
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho levocetirizin.
Nêu xảy ra quá liều, nên điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nên cân nhắc rửa dạ dày nếu mới uống thuốc. Levocetirizin không được thải trừ bằng lọc thận nhân tạo.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
Tỷ lệ tác dụng không mong muốn được định nghĩa như sau: Rất thường gặp (> 1/10); thường gặp (> 1/100 đến < 1/10); Ít gặp (> 1/1.000 đến < 1/100); hiếm gặp (> 1/10.000 đến < 1/1.000); rất hiếm gặp (<1/10.000), không biết (không thể được ước tính từ dữ liệu có sẵn).
Rối loạn máu và hệ bạch huyết:
- Rất hiếm: Thiếu tiểu cầu.
Rối loạn hệ miễn dịch:
- Thường gặp: Buồn ngủ.
- Ít gặp: Kích động.
- Hiếm gặp: Hung hăng, mơ hồ, ảo giác, mất ngủ.
Rối loạn hệ thần kinh trung ương:
- Thường gặp: Chóng mặt, nhức đầu
- Ít gặp: Dị cảm.
- Hiếm gặp: Co giật, rối loạn chuyển động.
- Rất hiếm: Rối loạn vị giác, ngất, run, rối loạn trương lực, loạn vận động.
Rối loạn mắt:
- Rất hiếm: Rối loạn điều tiết, nhìn mờ, vận nhãn.
Rối loạn tim:
- Hiếm gặp: Nhịp tim nhanh.
Rối loạn hô hấp, lồng ngực, trung thất:
- Thường gặp: Viêm họng, viêm mũi (ở trẻ em).
Rối loạn đường tiêu hóa:
- Thường gặp: Đau bụng, khô miệng, buồn nôn
- Ít gặp: Tiêu chảy.
Rối loạn gan mật:
- Hiếm gặp: Chức năng gan bất thường (tăng transaminase, phosphatase kiềm, y-GT và bilirubin).
Rối loạn da và mô dưới da:
- Ít gặp: Ngứa, nổi mẩn.
- Hiếm gặp: Nổi mày đay.
- Rất hiếm: Phù mạch, nổi ban da do thuốc.
Rối loạn thận và tiết niệu:
- Rất hiếm: Khó tiểu, đái dầm.
Các rối loạn tổng quát và ở vị trí dùng thuốc:
- Thường gặp: Mệt mỏi
- Ít gặp: Suy nhược, khó chịu
- Hiếm gặp: Phù.
- Hiếm gặp: Tăng cân.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sản phẩm liên quan







Tin tức










