
Thuốc Hatrizol 20mg DHG điều trị trào ngược dạ dày, thực quản (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc dạ dày
Quy cách
Viên nang cứng - Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thành phần
Omeprazol
Thương hiệu
Dhg - CTY CP DƯỢC HẬU GIANG
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-2114014
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Hatrizol được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, với thành phần chính Omeprazole, là thuốc dùng để điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, loét dạ dày – tá tràng và hội chứng Zollinger – Ellison.
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống. Uống thuốc 30 phút trước bữa ăn sáng.
Liều dùng
Điều trị chứng viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản: Liều thường dùng là 20–40 mg (1–2 viên) x 1 lần/ngày, trong 4 đến 8 tuần; sau đó có thể điều trị duy trì với liều 20 mg mỗi ngày 1 lần.
Điều trị loét: Uống 20 mg (1 viên) x 1 lần/ngày, trường hợp nặng có thể dùng 40 mg (2 viên), trong 4 tuần nếu là loét tá tràng, trong 8 tuần nếu là loét dạ dày.
Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Uống 60 mg (3 viên) x 1 lần/ngày, nếu dùng liều cao hơn 80 mg (4 viên) thì chia ra 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Khi uống quá liều, chỉ điều trị triệu chứng, không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Hatrizol, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, táo bón, chướng bụng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Mất ngủ, mệt mỏi, rối loạn cảm giác, ngứa, nổi mày đay, tăng tạm thời men gan transaminase.
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
- Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt, phản vệ.
- Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, mất bạch cầu hạt, lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt ở người bệnh nặng.
- Rối loạn thính giác, vú to ở đàn ông, nhiễm nấm Candida, khô miệng, viêm gan vàng da hoặc không vàng da, bệnh não ở người suy gan, co thắt phế quản, đau khớp, đau cơ, viêm thận kẽ…
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sản phẩm liên quan










Tin tức











