





Thuốc Hasanbest 500/5 Hasan điều trị đái tháo đường tuýp 2 (2 vỉ x 15 viên)
Danh mục
Thuốc trị tiểu đường
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 2 Vỉ x 15 Viên
Thành phần
Metformin, Glibenclamide
Thương hiệu
Hasan - HASAN
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-10791-10
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Hasanbest 500/5 mg là sản phẩm của Công ty TNHH Hasan - Dermapharm chứa hoạt chất gồm Metformin phối hợp Glibenclamid, được sử dụng để điều trị bệnh lý đái tháo đường typ 2 ở người trưởng thành khi chế độ ăn kiêng, luyện tập không thể kiểm soát được đường huyết.
Hasanbest 500/5 mg: Viên nén hình caplet, bao phim màu vàng, hai mặt lồi, cạnh và thành viên lành lặn.
Cách dùng
Thuốc Hasanbest 500/5 mg dạng viên nén dùng đường uống.
Nên uống Hasanbest cùng với bữa ăn, nhất là bữa ăn giàu carbohydrat để tránh hạ đường huyết đột ngột. Nếu uống cùng với thuốc chứa acid mật, Hasanbest nên được dùng trước tối thiểu 4 giờ để tránh giảm hấp thu.
Liều 1 viên/ ngày: Uống buổi sáng.
Liều 2 hoặc 4 viên/ngày: Uống vào buổi sáng và chiều.
Liều 3 viên/ngày: Uống buổi sáng, trưa và chiều.
Việc dùng thuốc có thể điều chỉnh theo thói quen của bệnh nhân.
Liều dùng
Liều lượng điều chỉnh dựa vào đường huyết và mức HbA1c của bệnh nhân. Sử dụng Hasanbest 500/5 khi bệnh nhân không đáp ứng đủ với Hasanbest 500/2,5.
Liều dùng khởi đầu: Liều Hasanbest phải tương ứng với liều metformin và glibenclamid đã được chỉ định, tăng liều nếu cần dựa theo các kết quả xét nghiệm sinh hóa.
Điều chỉnh liều: Thực hiện mỗi 2 tuần hoặc hơn, mỗi lần 1 viên, dựa theo kết quả đường huyết. Việc tăng liều từ từ có thể cải thiện sự dung nạp ở đường tiêu hóa và ngăn ngừa hạ đường huyết.
Liều tối đa: 3 viên Hasanbest 500/5 mỗi ngày.
Đặc biệt, liều 4 viên Hasanbest 500/5 mỗi ngày có thể cần thiết trong một số trường hợp. Liều của metformin nên được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và mức độ dung nạp của bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa khuyến cáo là 2000mg/ngày.
Bệnh nhân cao tuổi (≥ 65 tuổi): Điều chỉnh liều phù hợp và thường xuyên theo dõi chức năng thận.
Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng thuốc cho trẻ em.
Bệnh nhân suy thận:
- Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với thuốc chứa metformin và đánh giá định kỳ sau đó.
- Chống chỉ định trên bệnh nhân có eGFR < 30 ml/phút/ 1,73m2
- Không khuyến cáo khởi đầu điều trị ở bệnh nhân có GFR từ 30-45 ml/phút/ 1,73m2
- Bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 ml/phút/ 1,73m2, đánh giá nguy cơ – lợi ích khi tiếp tục điều trị.
- Bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30 ml/phút/ 1,73m2: Ngưng sử dụng thuốc
Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Sử dụng liều cao hoặc tồn tại các yếu tố nguy cơ so phối hợp thuốc có thể dẫn đến nhiễm toan lactic do metformin và hạ đường huyết đột ngột do sulfonylurea.
Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng lâm sàng tái phát sau khi hồi phục lâm sàng rõ ràng (thậm chí sau vài ngày), cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, liên tục và có thể cho bệnh nhân nhập viện.
Nếu dùng quá liều đáng kể và xảy ra các phản ứng nghiệm trọng như bất tỉnh hoặc rối loạn chức năng thần kinh khác, cần cho bệnh nhân nhập viện ngay.
Xử trí: Nếu nghi ngờ hoặc xảy ra hôn mê hạ đường huyết, sử dụng glucagon (người lớn 0.5-1 mg) tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch glucose (người lớn 40-100 ml) cho đến khi hồi phục ý thức.
Trẻ sơ sinh: Glucose phải được dùng thận trọng, giám sát chặt chẽ đường huyết, chú ý nguy cơ tăng đường huyết nghiêm trọng.
Các phương pháp điều trị triệu chứng khác (như chống co giật) được dùng nếu cần.
Nhiễm toan lactic phải được điều trị cấp cứu tại bệnh viện. Phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ lactat và metformin là chạy thận nhân tạo.
Độ thanh thải glibenclamid trong máu có thể kéo dài ở bệnh nhân bệnh gan. Vì glibenclamid gắn kết mạnh với protein nên không được loại bỏ bằng cách lọc máu.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Hasanbest 500/5 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Metformin hydroclorid
Thường gặp, ADR >1/100:
-
Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn
-
Hệ thần kinh: Rối loạn vị giác
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
-
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Nhiễm acid lactic, giảm hấp thu vitamin B12 và giảm nồng độ vitamin B12 huyết thanh ở bệnh nhân điều trị lâu dài metformin.
-
Gan mật: Chức năng gan bất thường hoặc viêm gan
-
Da và mô dưới da: Ban da, ngứa, mày đay
Glibenclamid
Thường gặp, ADR >1/100:
-
Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
-
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết không nghiêm trọng, triệu chứng giải rượu.
-
Gan mật: Porphyria gan, tăng men gan AST, ALT, chức năng gan bất thường, ứ mật, viêm gan ứ mật, viêm gan u hạt, tăng bilirubin trong máu.
-
Da và mô dưới da: Ban đỏ, ngứa, mày đay
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sản phẩm liên quan











Tin tức











