
Thuốc Goutcolcin Agimexpharm điều trị đợt cấp của bệnh gút (2 vỉ x 20 viên)
Danh mục
Thuốc trị gout
Quy cách
Viên nén - Hộp 2 Vỉ x 20 Viên
Thành phần
Colchicin
Thương hiệu
Agimexpharm - AGIMEXPHARM
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
893115430624
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Goutcolcin 1mg dạng viên nang cứng chứa Colchicin được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm. Goutcolcin 1mg được chỉ định trong điều trị đợt cấp của bệnh gút, phòng tái phát viêm khớp do gút và điều trị dài ngày, điều trị bệnh gút, sốt địa trung hải có tính chất gia đình (sốt chu kỳ).
Cách dùng
Thuốc Goutcolcin 1mg dạng viên nang cứng dùng đường uống, nên uống cả viên thuốc với một ly nước.
Liều dùng
Người lớn
Liều dùng đợt gút cấp:
- Liều ban đầu là 0,6 – 1,2mg, sau đó cứ cách 1 giờ lại uống 0,60mg hoặc cứ cách 2 giờ lại uống 1,2mg cho đến khi hết đau hoặc bị nôn hay tiêu chảy.
- Tổng liều trung bình colchicin uống trong một đợt điều trị là 4 – 6mg. Đau và sưng khớp thường giảm sau 12 giờ và thường hết hẳn sau khi dùng thuốc 48 – 72 giờ.
- Nếu uống lại thì đợt uống mới phải cách lần uống cũ 3 ngày nếu không thì colchicin có thể gây độc vì thuốc có thể bị tích tụ.
Liều dùng dự phòng viêm khớp gút tái phát (bệnh nhân có 1 hoặc vài đợt cấp mỗi năm):
- Uống colchicin liều thường dùng 0,6mg/ngày, 3 – 4 lần mỗi tuần.
- Dự phòng cho người bị gút phải phẫu thuật (ngay cả tiểu phẫu): 0,6mg/lần, 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày trước và 3 ngày sau phẫu thuật.
Bệnh sốt chu kỳ (sốt địa trung hải có tính chất gia đình):
- Dự phòng lâu dài: Uống 1,2mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ.
- Nếu có rối loạn tiêu hoá, rút liều xuống 0,6mg/ngày.
Trẻ em
Ở trẻ em độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định. Hàm lượng 0,6mg của Goutcolcin không phù hợp để phân liều cho trẻ em.
Đối tượng khác
Liều lượng ở người suy thận và suy gan: Vì thanh thải colchicin bị giảm và nửa đời đào thải tăng ở người suy thận, phải thận trọng khi dùng thuốc ở người có biểu hiện sớm tổn thương thận.
Đối với người có thanh thải creatinin vượt quá 50ml/phút, có thể uống 0,6mg/lần, 2 lần mỗi ngày.
Nếu thanh thải creatinin 35 – 50ml/phút, có thể uống 0,6mg/ngày.
Nếu thanh thải creatinin 10 -34ml/phút, có thể uống 0,6mg cách 2 – 3 ngày 1 lần.
Phải tránh dùng thuốc khi thanh thải creatinin < 10ml/phút.
Colchicin thường không được dùng cho người bệnh làm thẩm phân máu.
Làm gì khi quá liều?
Nhiễm độc có thể xảy ra khi dùng liều cao lặp lại nhiều lần hoặc dùng 1 lần. Tử vong đã xảy ra với liều thấp 7mg, tuy có người đã sống sót với liều cao hơn nhiều.
Liều gây độc khoảng 10mg. Liều gây chết ở người ước khoảng 65mg. Ngộ độc colchicin chủ yếu là do ý đồ tự tử. Ngộ độc rất nặng và tỷ lệ tử vong rất cao (30%).
Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi uống thuốc từ 1 đến 8 giờ:
- Đau bụng nhiều và lan tỏa, nôn nhiều, liệt ruột, tiêu chảy nhiều có thể có máu.
- Ngoài ra còn có thể bị viêm dạ dày, đau khớp, hạ calci huyết, sốt, phát ban, kể cả ban như sốt hồng ban, sau đó là mất nước dẫn đến thiểu niệu.
- Tổn thương thận dẫn đến thiểu niệu và đái ra máu.
- Gan to và các transaminase tăng rất cao.
- Tổn thương mạch nặng gây sốc và trụy tim mạch.
- Các rối loạn về máu (tăng bạch cầu rồi sau đó là giảm bạch cầu và tiểu cầu do tổn thương tủy), thở nhanh, rụng tóc (vào ngày thứ 10).
- Nhược cơ nặng và có thể liệt thần kinh trung ương đi lên trong lúc bệnh nhân vẫn nhận biết được.
- Tử vong thường xảy ra vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 do rối loạn nước – điện giải, suy hô hấp, trụy tim mạch và nhiễm khuẩn huyết.
Xử trí:
- Không có thuốc kháng độc đặc hiệu cho ngộ độc Colchicin.
- Nếu uống Colchicin, trong vài giờ đầu, có thể rửa dạ dày hoặc gây nôn. Có thể cho than hoạt.
- Điều trị triệu chứng và hỗ trợ: Giảm đau bụng bằng Atropin, chống sốc, hỗ trợ hô hấp.
- Có thể dùng Filgrastim để điều trị giảm huyết cầu toàn thể do nhiễm độc colchicin.
- Thẩm phân máu, gây lợi niệu, truyền lọc máu qua than hoạt hoặc thẩm phân màng bụng trong điều trị quá liều colchicin chưa được xác định.
Làm gì khi quên liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Thường gặp, ADR > 1/100
- Buồn nôn, nôn, đau bụng.
- Với liều cao: Tiêu chảy nặng, chảy máu dạ dày – ruột, nổi ban, tổn thương thận.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, rối loạn về máu (trị liệu dài ngày), giảm tinh trùng (hồi phục được).
- Vì thuốc này có chứa lactose các bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt lactase Lapp hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi uống colchicin là buồn nôn, đau bụng, nôn và tiêu chảy, cần ngừng dùng colchicin nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc nặng hơn. Trị liệu chỉ được tiếp tục khi hết các triệu chứng trên và thường sau 24 – 48 giờ.
Có thể dùng các thuốc chống tiêu chảy hay thuốc làm chậm nhu động ruột để điều trị tiêu chảy do colchicin gây ra.
Điều trị dài ngày: Cần theo dõi đều đặn xem người bệnh có bị tác dụng phụ không, kiểm tra đều đặn các tế bào máu, công thức bạch cầu.
Khi có các tác dụng phụ thì phải hiểu đó là dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc. Nên ngừng dùng colchicin hoặc phải giảm liều.
Sản phẩm liên quan












Tin tức











