
Thuốc Glimepiride 2mg TV.Pharm điều trị đái tháo đường tuýp 2 (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc trị tiểu đường
Quy cách
Viên nén - Hộp 3 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Glimepiride
Thương hiệu
Tv.Pharm - Công ty cổ phần Dược phẩm TV.Pharm
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-24334-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Glimepiride 2 mg được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm TV. Pharm, có thành phần chính là glimepirid. Thuốc Glimepiride 2 mg được chỉ định trong điều trị kết hợp với chế độ ăn và luyện tập nhằm kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 không phụ thuộc Insulin.
Thuốc Glimepiride 2 mg được bào chế dưới dạng viên nén. Hộp 03 vỉ x 10 viên.
Cách dùng
Dùng đường uống.
Thường uống 1 lần trong ngày, trước hoặc ngay trong bữa ăn sáng hoặc trước bữa ăn chính đầu tiên trong ngày.
Nuốt nguyên viên thuốc, không nhai với nửa cốc nước.
Liều dùng
Tùy thuộc glucose huyết, đáp ứng và dung nạp thuốc của người bệnh. Nên dùng liều thấp nhất mà đạt được mức glucose huyết mong muốn.
Liều khởi đầu
- 1 mg/lần/ngày. Sau 1 – 2 tuần, nếu chưa kiểm soát được glucose huyết, tăng liều thêm 1mg/ngày, cho đến khi kiểm soát được glucose huyết.
Liều tối đa
- Dùng liều tối đa 8 mg/ngày. Thông thường người bệnh đáp ứng 1 – 4 mg/ngày, ít khi dùng đến 6 – 8 mg/ngày. Liều cao hơn 4 mg/ngày chỉ có kết quả tốt ở một số trường hợp.
- Điều chỉnh trong các trường hợp sau: Uống 1 mg glimepirid mà có hiện tượng hạ glucose huyết thì chỉ cần điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập. Khi bệnh kiểm soát, giảm glimepirid. Thay đổi liều để tránh bị tụt glucose huyết khi: Cân nặng đổi, sinh hoạt thay đổi. Có sự kết hợp thuốc hoặc các yếu tố làm tăng hoặc giảm glucose huyết.
Suy giảm chức năng gan, thận
-
Suy giảm chức năng thận: Liều ban đầu dùng 1 mg/lần/ngày. Liều có thể tăng lên, nếu nồng độ glucose huyết lúc đói vẫn cao.
-
Suy giảm chức năng gan: Chưa được nghiên cứu.
-
Nếu suy thận và suy gan nặng, chuyển sang dùng insulin.
Chuyển từ thuốc chữa đái tháo đường khác sang glimepirid
- Liều khởi đầu: 1 mg/ngày rồi tăng dần liều lên.
Phối hợp glimepirid và metformin hoặc glitazon
- Liều từ thấp lên cao, đến khi kiểm soát được glucose huyết. Cần thận trọng.
Dùng phối hợp glimepirid và insulin
- Nếu không kiểm soát được glucose huyết chỉ với glimepirid, kết hợp với insulin từ thấp đến cao đến khi kiểm soát được glucose huyết.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng
Quá liều dẫn đến hiện tượng cơn tụt glucose huyết: Nhức đầu, người mệt mỏi, run rẩy, vã mồ hôi, da lạnh, lo lắng, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, hồi hộp, bứt rứt, tức ngực, loạn nhịp tim…
Xử trí
Trường hợp nhẹ: Cho uống glucose hoặc đường trắng 20 – 30 g hòa vào một cốc nước và theo dõi glucose huyết. Cứ khoảng 15 phút lại cho uống một lần cho đến khi glucose huyết trở về giới hạn bình thường.
Trường hợp nặng: Người bệnh hôn mê hoặc không uống được, phải tiêm ngay dung dịch glucose 50% nhanh vào tĩnh mạch. Sau đó, truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 10 – 20% để nâng glucose huyết đến giới hạn bình thường. Cần theo dõi liên tục glucose huyết đến 24 – 48 giờ.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Glimepiride 2 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Tác dụng không mong muốn quan trọng nhất là tụt glucose huyết.
Thường gặp (ADR > 1/100)
-
Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
-
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
-
Mắt: Rối loạn thị giác tạm thời khi mới dùng.
Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100)
-
Da: Phản ứng dị ứng hoặc giả dị ứng, mẩn đỏ, mày đay ngứa.
Hiếm gặp (ADR < 1/1000)
-
Gan: Tăng enzym gan, vàng da, suy giảm chức năng gan.
-
Máu: Giảm tiểu cầu nhẹ hoặc nặng, thiếu máu tan huyết.
-
Mạch: Viêm mạch máu dị ứng.
-
Da: Mẫn cảm với ánh sáng.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sản phẩm liên quan











Tin tức











