





Dung dịch khí dung Combivent Boehringer kiểm soát co thắt phế quản (1 vỉ x 10 ống)
Danh mục
Thuốc trị hen suyễn
Quy cách
Khí dung - Hộp 1 Vỉ x 10 Ống
Thành phần
Ipratropium, Salbutamol
Thương hiệu
Boehringer - Laboratoire Unither
Xuất xứ
Pháp
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-19797-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Combivent khí dung được sản xuất bởi Laboratoire Unither, Thuốc có thành phần chính là Ipratropium bromide và Salbutamol.
Đây là thuốc dùng để kiểm soát co thắt phế quản có hồi phục do bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp ở những bệnh nhân cần nhiều hơn một thuốc giãn phế quản.
Cách dùng Combivent khí dung
Thuốc dùng đường hít.
Lọ thuốc đơn liều chỉ được dùng để hít với dụng cụ thích hợp, không được uống hoặc tiêm. Không cần thiết pha loãng dung dịch trong lọ đơn liều để khí dung.
Hướng dẫn sử dụng
Chuẩn bị dụng cụ khí dung để nạp thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ.
Mở túi thuốc và tách rời một lọ đơn liều từ vỉ thuốc.
Mở lọ đơn liều bằng cách vặn mạnh đầu trên của lọ thuốc.
Ép mạnh thân lọ để thuốc chảy vào bầu khí dung.
Lắp dụng cụ khí dung và sử dụng theo đúng hướng dẫn.
Sau khi dùng, loại bỏ phần thuốc còn lại trong bầu khí dung và làm sạch dụng cụ khí dung theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.
Vì lọ thuốc đơn liều không có chất bảo quản, nên điều quan trọng là cần dùng ngay dung dịch thuốc sau khi mở và lọ thuốc mới chỉ được dùng một lần để tránh nhiễm khuẩn. Nên loại bỏ những lọ thuốc đã dùng một phần, đã mở hoặc bị hư.
Tuyệt đối không được trộn Combivent dung dịch khí dung với các thuốc khác trong cùng một dụng cụ khí dung.
Bệnh nhân nên đến khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức trong trường hợp bị khó thở cấp hoặc chứng khó thở nặng thêm một cách nhanh chóng nếu dùng thêm liều khí dung Combivent không đem lại cải thiện thỏa đáng.
Trong điều trị hen, nên cân nhắc sử dụng đồng thời thuốc kháng viêm.
Combivent dung dịch dùng cho khí dung trong lọ đơn liều có thể sử dụng với máy khí dung phù hợp hoặc bằng máy thở áp lực dương ngắt quãng.
Liều dùng
Do thiếu thông tin về việc sử dụng trên trẻ em, Combivent không được chỉ định cho bệnh nhân nhi.
Combivent chưa được nghiên cứu sử dụng trên bệnh nhân suy gan hoặc suy thận. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân này.
Liều lượng sau đây của Combivent được khuyến cáo cho người lớn (kể cả bệnh nhân cao tuổi).
Điều trị cơn cấp tính
1 lọ đơn liều là đủ để cắt cơn nhanh chóng trong nhiều trường hợp.
Trong các trường hợp nặng, nếu không cắt cơn được với 1 lọ đơn liều, có thể cần dùng đến lọ đơn liều thứ 2. Trong những trường hợp này, bệnh nhân nên đến khám bác sĩ hoặc ngay lập tức đến bệnh viện gần nhất.
Điều trị duy trì
1 lọ đơn liều x 3 – 4 lần/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần, điều trị tích cực trong trường hợp nặng.
Các thuốc đối kháng đặc hiệu phù hợp là các thuốc ức chế thụ thể beta, thích hợp hơn là chọn lọc trên beta; tuy nhiên, cần phải tính đến khả năng tăng tắc nghẽn phế quản và nên điều chỉnh liều thận trọng ở những bệnh nhân đang bị hen phế quản.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Combivent, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Tác dụng phụ gặp thường xuyên nhất trong các thử nghiệm lâm sàng là đau đầu, kích ứng cổ họng, ho, khô miệng, rối loạn nhu động dạ dày – ruột (bao gồm táo bón, tiêu chảy và nôn), buồn nôn và chóng mặt.
Hiếm gặp:
Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ, quá mẫn.
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ kali huyết.
Rối loạn tâm thần: Rối loạn tinh thần.
Rối loạn thị giác: Rối loạn điều tiết, phù giác mạc, glô-côm, tăng áp lực nội nhãn, giãn đồng tử, nhìn mờ, đau mắt, xung huyết kết mạc, nhìn thấy hào quang.
Rối loạn tim mạch: Loạn nhịp tim, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất, thiếu máu cơ tim.
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Khô họng, co thắt phế quản, co thắt phế quản nghịch lý (gây ra bởi thuốc giãn phế quản), co thắt thanh quản, phù họng.
Rối loạn dạ dày - ruột: Rối loạn nhu động dạ dày - ruột (tiêu chảy, táo bón, nôn), phù miệng, viêm miệng.
Rối loạn da và mô dưới da: Tiết nhiều mồ hôi, phát ban, mày đay, ngứa.
Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Co thắt cơ, yếu cơ, đau cơ.
Rối loạn thận và tiết niệu: Ứ tiểu.
Rối loạn toàn thân và tại vị trí sử dụng: Suy nhược.
Nghiệm pháp đánh giá: Giảm huyết áp tâm trương.
Không phổ biến
Rối loạn tâm thần: Lo lắng.
Rối loạn hệ thần kinh: Chóng mặt, đau đầu, run.
Rối loạn tiêm mạch: Đánh trống ngực, hồi hộp.
Rối loạn hô hấp ngực và trung thất: Ho, khó phát âm, kích thích cổ họng.
Rối loạn dạ dày - ruột: Khô miệng, buồn nôn.
Rối loạn da và mô dưới da: Phản ứng da.
Xét nghiệm: Tăng huyết áp tâm thu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sản phẩm liên quan










Tin tức










