




Thuốc Cetirizin 10mg Thành Nam điều trị viêm mũi dị ứng, mày đay (10 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc chống dị ứng
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thành phần
Cetirizin
Thương hiệu
Thành Nam - THÀNH NAM
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Không
Số đăng kí
GC-0188-12
20.000 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Cetirizin 10mg 1 viên 24 giờ của Công ty TNHH SX - TM Dược Phẩm Thành Nam. Thành phần chính cetirizin dihydroclorid. Đây là thuốc chống dị ứng được sử dụng để giảm các triệu chứng mũi và mắt của viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm, giảm các triệu chứng của mày đay mạn tính vô căn cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Thuốc dạng viên nén hình chữ nhật có 2 góc bo tròn bao phim màu đỏ, một mặt có vạch “W” được dập thẳng trên viên, một mặt trơn.
Cách dùng
Thuốc Cetirizin 10mg được dùng đường uống. Uống thuốc với nước.
Liều dùng
Trẻ em dưới 12 tuổi: Không sử dụng vì không phù hợp với dạng viên thuốc này.
Người lớn và thanh thiếu niên trên 12 tuổi: 10 mg (1 viên) x 1 lần/ngày.
Người cao tuổi: Dữ liệu cho thấy không cần giảm liều ở người cao tuổi có chức năng thận bình thường.
Người bệnh có suy thận vừa đến nặng: Không có dữ liệu về tỷ lệ hiệu quả/độ an toàn của bệnh nhân suy thận.
Điều chỉnh liều Cetirizin 10mg cho người lớn có chức năng thận suy giảm.
Chức năng thận | Clcr (ml/phút) | Liều dùng |
Bình thường | ≥ 80 | 10 mg x 1 lần/ngày |
Suy thận nhẹ | 50 - 70 | 10 mg x 1 lần/ngày |
Suy thận vừa | 30 - 40 | 5 mg x 1 lần/ngày |
Suy thận nặng | < 30 | 5 mg cách 2 ngày một lần |
Suy thận giai đoạn cuối hoặc phải thẩm tách | < 10 | Chống chỉ định |
Bệnh nhi bị suy thận: Liều phải được điều chỉnh cho từng cá nhân trên cơ sở độ thanh thải thận, tuổi và trọng lượng cơ thể.
Bệnh nhân có suy gan: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân chỉ bị suy gan.
Bệnh nhân có suy gan và suy thận: Nên điều chỉnh liều (xem bệnh nhân có suy thận vừa đến nặng ở trên).
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng
Quan sát triệu chứng sau khi dùng quá liều Cetirizin 10mg cho thấy liên quan chủ yếu đến hệ thần kinh trung ương (CNS) hoặc các tác dụng kháng cholinergic. Các tác dụng phụ được báo cáo sau khi uống ít nhất 5 lần liều khuyến cáo hàng ngày là: Nhầm lẫn, tiêu chảy, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, giãn đồng tử, ngứa, bồn chồn, an thần, ngủ gà, sững sờ, nhịp tim nhanh, run và bí tiểu.
Xử trí
Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng hoặc điều trị hỗ trợ. Rửa dạ dày nên được xem xét sau khi uống được phát hiện nhanh. Hoặc dùng than hoạt tính. Thẩm tách máu không có tác dụng trong điều trị quá liều cetirizin.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Cetirizin 10mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Tâm thần: Kích động.
Thần kinh: Dị cảm.
Tiêu hóa: Tiêu chảy.
Da: Ngứa, phát ban
Toàn thân: Suy nhược, khó chịu.
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
Hệ thống miễn dịch: Quá mẫn.
Tâm thần: Hay gây hấn, lú lẫn, trầm cảm, ảo giác, mất ngủ.
Thần kinh: Co giật.
Tim: Nhịp tim nhanh.
Gan mật: Chức năng gan bất thường (tăng transaminase, phosphatase kiềm, gamma-GT và bilirubin)
Da: Mề đay.
Toàn thân: Phù nề, tăng cân.
Rất hiếp gặp, ADR < 1/10000
Máu và bạch huyết: Giảm tiểu cầu.
Hệ thống miễn dịch: Sốc phản vệ.
Tâm thần: Máy giật.
Thần kinh: Loạn vị giác, ngất, run, loạn trương lực cơ, rối loạn vận động.
Mắt: Rối loạn điều tiết mắt, nhìn mờ, xoay mắt.
Da: Phù thần kinh mạch, hồng ban nhiễm sắc cố định.
Thận và tiết niệu: Khó tiểu, đái dầm.
Chưa rõ tần suất
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng thèm ăn.
Tâm thần: Ý định tử tự.
Thần kinh: Mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ.
Tai và mê cung: Chóng mặt.
Thận và tiết niệu: Bí tiểu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc Cetirizin 10mg, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sản phẩm liên quan








Tin tức











