





Bột pha tiêm Cefotaxone 1g Bidiphar điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng (10 lọ)
Danh mục
Thuốc tiêm chích
Quy cách
Bột đông khô pha tiêm - Hộp 10 Lọ
Thành phần
Cefotaxim
Thương hiệu
Bidiphar - BIDIPHAR
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-23776-15
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Cefotaxone là sản phẩm của Bidiphar, có thành phần chính là Cefotaxim. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với Cefotaxim, điều trị tập trung, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với Metronidazol) và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ lấy thai.
Cách dùng
Thuốc dạng bột pha tiêm. Dùng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Liều dùng
Tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm từ 3 - 5 phút, tiêm truyền tĩnh mạch chậm 20 - 60 phút. Sau khi thân nhiệt đã trở về bình thường hoặc khi chắc chắn đã triệt hết vi khuẩn, thì dùng thuốc thêm từ 3 - 4 ngày nữa. Điều trị nhiễm khuẩn do các liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A thì phải điều trị ít nhất là 10 ngày.
Người lớn:
Liều thường dùng 2 - 6 g/ngày, chia làm 2 - 3 lần. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì liều có thể tăng lên đến 12g/ngày, truyền tĩnh mạch chia làm 3 - 6 lần.
Đối với nhiễm khuẩn mủ xanh: Liều thường dùng là trên 6g/ngày.
Điều trị bệnh lậu: Dùng liều duy nhất 1g.
Phòng nhiễm khuẩn sau mổ: Tiêm 1g trước khi làm phẫu thuật từ 30 - 90 phút.
Mổ đẻ: Tiêm 1g vào tĩnh mạch cho người mẹ ngay sau khi kẹp cuống nhau và sau đó 6 giờ và 12 giờ thì tiêm thêm 2 liều nữa vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch.
Trẻ em:
100 - 150 mg/kg thể trọng/ngày (trẻ sơ sinh: 50 mg/kg thể trọng/ngày) chia làm 2 - 4 lần. Nếu cần thiết thì tăng liều lên tới 200 mg/kg/ngày (trẻ sơ sinh:100 - 150 mg/kg/ngày).
Người suy thận nặng: (Độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút) sau liều tấn công ban đầu thì giảm liều đi một nửa nhưng vẫn giữ nguyên số lần dùng thuốc trong ngày; liều tối đa 2 g/ngày.
Chú ý: Để pha dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch phải dùng các dung dịch như: Natri clorid 0,9%, Dextrose 5%, Dextrose - Natri clorid, Ringer lactate hay một dung dịch truyền tĩnh mạch nào có pH từ 5 - 7.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Nếu trong khi điều trị hoặc sau điều trị mà người bệnh bị tiêu chảy nặng và kéo dài thì phải nghĩ đến người bệnh có thể bị viêm đại tràng màng giả, đây là một rối loạn tiêu hóa nặng. Cần phải ngừng thuốc và thay thế bằng một kháng sinh có tác dụng lâm sàng trị viêm đại tràng do C.difficile (ví dụ như Metronidazol, Vancomycin).
Nếu có triệu chứng ngộ độc, cần phải ngừng ngay thuốc và đưa người bệnh đến bệnh viện điều trị.
Có thể thẩm tách màng bụng hay lọc máu để làm giảm nồng độ Cefotaxim trong máu.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Cefotaxone bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
- Thường gặp: Tiêu chảy, viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau và có phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp.
- Ít gặp: Giảm bạch cầu ưa eosin hoặc giảm bạch cầu nói chung làm cho test Coombs dương tính. Thay đổi vi khuẩn chí ở ruột, có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp,....
- Hiếm gặp: Sốc phản vệ, các phản ứng quá mẫn cảm. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu. Viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile. Tăng bilirubin và các enzym của gan trong huyết tương.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sản phẩm liên quan












Tin tức











