U xơ tử cung giai đoạn 2 có biểu hiện và biến chứng nguy hiểm như thế nào?
U xơ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Chúng là những khối u xung quanh tử cung, các khối u có thể tiến triển thành ung thư nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm. Hãy cùng tìm hiểu thêm về u xơ tử cung giai đoạn 2 và những biến chứng của bệnh thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về bệnh u xơ tử cung
U xơ tử cung là căn bệnh mà một khối u lành tính phát triển trong tử cung. U xơ hình thành do sự phân chia tế bào bất thường trong cơ trơn của tử cung. Các khối u có tính đàn hồi, nằm cách với thành tử cung từ 1 đến 20 mm. Tuỳ vào mỗi bệnh nhân mà kích thước và số lượng các khối u khác nhau cũng như các triệu chứng do bệnh gây ra cũng khác nhau. Tùy theo vị trí của khối u trong tử cung mà bệnh này được chia thành các loại sau:
- U xơ tử cung dưới thanh mạc: Là khối u nằm ở mặt ngoài tử cung dưới thanh mạc và thường bị nhầm với khối u buồng trứng. Ở vị trí này, khối u sẽ chèn ép lên niệu quản và bàng quang.
- U xơ mô kẽ: Một khối u hình thành ở cơ giữa của tử cung và gây biến dạng tử cung.
- U xơ dưới niêm mạc: Là khối u xơ hình thành trong khoang tử cung và dưới niêm mạc tử cung và phát triển vào trong khoang tử cung. Đôi khi loại u xơ này có một cuống polyp xơ.
U xơ tử cung là một tình trạng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi phụ nữ, từ giai đoạn sinh sản đến sau mãn kinh đều có nguy cơ phát triển khối u. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến khoảng 30% phụ nữ từ 35 đến 50 tuổi. Thời gian gần đây độ tuổi xuất hiện u xơ ngày càng trẻ hóa.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/20190404_111623_705732_hinh_2_max_1800x1800_5c43372c66.jpg)
Dấu hiệu u xơ tử cung
U xơ thường được phát hiện khi phụ nữ đi khám phụ khoa hoặc siêu âm. Những người khác được phát hiện một cách tình cờ khi khám bệnh. Hầu hết các trường hợp mới hình thành thành u xơ thường không có triệu chứng đặc biệt. Khi các khối u xơ lớn có thể gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm:
- Kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, chảy máu giữa các kỳ kinh.
- Đau vùng chậu.
- Thường xuyên đi tiểu, táo bón, đau lưng dưới.
- Đau và chảy máu khi quan hệ tình dục.
- Khí hư ra nhiều.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Khó mang thai.
Sau khi phụ nữ bước qua thời kỳ mãn kinh, nồng độ hormone trong cơ thể giảm nên các triệu chứng u xơ tử cung thường giảm dần hoặc biến mất.
Biến chứng u xơ tử nguy hiểm như thế nào?
U xơ tử cung thường phát triển chậm trong một vài năm. Một số khối u nhỏ nằm ở giữa lớp cơ tử cung có thể phát triển mà không gây ra biến chứng nào. Một số khối u xơ có thể biến hoặc ngừng phát triển khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, u xơ tử cung cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Thiếu máu
Do kinh nguyệt ra nhiều và ra máu dai dẳng, bệnh nhân bị mất máu. Mất một lượng máu có thể gây ra các triệu chứng như xanh xao và chóng mặt. Tuy nhiên, nếu mất máu nhiều thì cần được cấp cứu ngay lập tức.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/624ba4cd75057fb258a824f9_tai_sao_khi_quan_he_con_gai_lai_met_20b47e7b0e.jpeg)
Nhiễm trùng
Có thể gây nhiễm trùng đường sinh dục dưới, đường sinh dục hoặc nhiễm trùng khối u. Thường gặp ở u xơ tử cung dưới niêm mạc gây chảy máu nhiều và kéo dài.
Chèn ép
Tùy vào vị trí và kích thước của khối u gây ra triệu chứng chèn ép như tiểu khó, táo bón, đau bụng dưới hoặc lưng dưới hoặc chèn ép niệu quản.
Xoắn cuốn nhân sơ
Là biến chứng thường gặp của u xơ dưới phúc mạc có cuốn, các triệu chứng tương tự như xoắn nang buồng trứng. Bệnh nhân đau bụng đột ngột vùng hạ vị, cơn đau tăng dần và kèm theo choáng.
Thoái hóa
Khi khối u lớn nó thường bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nên dễ bị thoái hóa thành nhiều dạng khác nhau. Các dạng thoái hóa khiến các khối u xơ mềm hoặc cứng, dễ chẩn đoán nhầm.
Các biến chứng khi mang thai
Ở bệnh nhân u xơ đang mang thai dễ bị sẩy thai hoặc sinh non, nếu u xơ to có thể gây biến chứng xoắn, nhiễm khuẩn hoặc hoại tử.
Phương pháp điều trị u xơ tử cung giai đoạn 2
Điều trị u xơ tử cung có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u cũng như các triệu chứng xảy ra. Ở những người tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, khối u thường không gây ra triệu chứng hoặc không cần điều trị, vì khối u sẽ nhỏ dần.
Tùy thuộc vào kích thước hoặc các triệu chứng của khối u xơ, bác sĩ có thể khuyên bạn nên khám và siêu âm vùng chậu thường xuyên. Phác đồ điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây như:
- Số lượng khối u xơ trong tử cung của bạn.
- Kích thước của khối u xơ tử cung.
- Vị trí các khối u xơ nằm trong tử cung của bạn.
- Các triệu chứng bạn đang gặp phải có liên quan đến u xơ tử cung.
- Mong muốn của bạn về việc có con trong tương lai.
Các chỉ định điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố và phương pháp. Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay như điều trị nội khoa, điều trị ít xâm lấn, dùng hormone hoặc phẫu thuật.
Đối với khối u cơ trơn tử cung, nếu bệnh nhân có triệu chứng bệnh có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u, cắt tử cung, cắt bán tử cung. Điều trị bằng thuốc được coi là một phương pháp điều trị tạm thời và cần phải dùng thuốc trong một thời gian.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh nhân phải phẫu thuật, gây mê, cắt tử cung trong trường hợp phải loại bỏ tử cung. Còn với trường hợp bóc tách u thì vẫn có nguy cơ tái phát.
Sau khi phẫu thuật u xơ tử cung, chị em rất khó có thai, trừ trường hợp bóc tách u và vẫn giữ được tử cung. Còn khi phẫu thuật gây biến dạng tử cung hoặc trong trường hợp phải cắt tử cung toàn bộ thì cơ hội mang thai là rất ít và chất lượng cuộc sống cũng bị suy giảm.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/u_xo_tu_cung_giai_doan_2_bieu_hien_va_bien_chung_nguy_hiem_nhu_the_nao_3_3eaafe3629.png)
Hiện nay, u xơ tử cung giai đoạn 2 là bệnh phổ biến và lành tính, chị em nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Nói chung, u xơ tử cung khó có thể ngăn ngừa được, bạn chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách duy trì cân nặng hợp lý và khám phụ khoa thường xuyên.
Ngoài ra áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây và tập thể dục sẽ giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ u xơ tử cung. Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh hoặc có khối u nhỏ, hãy tuân thủ hướng dẫn theo dõi và kiểm tra sức khoẻ của bác sĩ.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp