Trẻ cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không?
Hiện nay tỉ lệ trẻ em bị cận thị nhẹ đang không ngừng gia tăng. Khi bé bị cận thị, chắc chắn ba mẹ sẽ rất lo lắng. Việc cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không cũng là vấn đề nhiều ba mẹ quan tâm, vì đây là độ cận nhẹ và bé vẫn có thể học tập và sinh hoạt bình thường. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Những dấu hiệu của cận thị 1.5 độ ở trẻ
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_can_15_do_co_nen_deo_kinh_thuong_xuyen_khong_1_74c0c234d4.jpg)
Cận 1.5 độ là mức cận nhẹ nên thường không có những dấu hiệu rõ rệt. Có thể bản thân trẻ cũng không biết việc mình bị cận thị, vì thế mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của con để phát hiện sớm chứng cận thị, từ đó có phương án chữa trị kịp thời:
Trẻ hay nheo mắt hay nghiêng đầu để nhìn rõ hơn những vật ở xa
Điều này dễ thấy nhất là khi trẻ đi học. Một số trẻ có chiều cao tốt nên thường được xếp ngồi xa bảng hơn. Nếu giáo viên thấy trẻ có biểu hiện nheo mắt hay nghiêng đầu để nhìn bảng rõ hơn thì nên báo với ba mẹ để đưa trẻ đi khám mắt. Hoặc cho trẻ ngồi gần bảng hơn để dễ theo dõi bài học. Việc bé bị cận thị, không nhìn rõ bài giảng cũng là một nguyên nhân khiến việc học tập bị sa sút.
Trẻ hay chớp mắt liên tục khi xem tivi hoặc máy tính
Khi xem máy tính hoặc tivi trong thời gian dài, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ khiến mắt trẻ bị mỏi, khô mắt vì thế hay chớp mắt liên tục. Vì thế bé sẽ có xu hướng ngồi gần tivi hơn, nhìn sát vào máy vi tính. Mẹ nên chú ý biểu hiện này để hạn chế việc con xem tivi, và đến khám bác sĩ khi cần.
Mỏi mắt khi sử dụng máy vi tính
Khi sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại... liên tục cũng là nguyên nhân hàng đầu gây cận thị. Các thiết bị điện tử khiến bạn bị khô, mỏi mắt. Đồng thời nó khiến mắt phải điều tiết thường xuyên dẫn đến suy giảm thị lực và dễ đãn đến những biến chứng cận thị như loạn thị, nhược thị...
Do đó, để bảo vệ mắt nên hạn chế sử dụng máy tính, chỉ sử dụng khi cần học online. Không học liên tục hơn 1 tiếng, khoảng 30p nên để đôi mắt thư giãn bằng cách nhìn vào vật cách xa trong vòng 20 giây.
Trên đây là một số dấu hiệu điển hình của việc bé bị cận thị, mẹ cần chú ý để cho trẻ đi khám mắt ngay khi có các dấu hiệu bất thường hoặc khám mắt định kỳ để kiểm soát tốt các vấn đề ở mắt cho trẻ.
Cận 1.5 độ có nên đeo kính không?
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_can_15_do_co_nen_deo_kinh_thuong_xuyen_khong_2_8c7f59dc71.jpg)
Trả lời câu hỏi cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không, các bác sĩ nhãn khoa khuyên rằng nên đeo kính, nhưng có kế hoạch đeo khoa học. Về cơ bản, cận thị 1.5 độ chỉ khiến trẻ nhìn xa kém. Tuy nhiên bé cần học tập và đọc sách báo liên tục nên dùng kính cận để hạn chế nguy cơ tăng độ cận. Dù vậy, bé cũng không nhất định phải dùng kính liên tục cả ngày. Khi đi học hoặc dùng máy tính để học online, bé nên đeo kính để hạn chế mỏi mắt, đau mắt.
Việc đeo kính sẽ giúp tăng cường khả năng nhìn của mắt, khiến mắt không phải làm việc quá độ khi học tập - đặc biệt là những bé phải ngồi xa bảng dạy học của giáo viên.
Vào giờ ra chơi ở trường, giờ giải lao hoặc thời gian không cần học bài, bé không cần phải đeo kính. Khi không đeo, bé nên cất kính cẩn thận để tránh lạc mất hoặc rơi vỡ. Tuy nhiên không nên đeo lên tháo xuống kính sẽ khiến mắt phải điều tiết liên tục, đặc biệt ở trẻ nhỏ dễ làm rối loạn phát triển thị giác ở hai mắt.
Một số lưu ý khi chọn kính cho trẻ
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_can_15_do_co_nen_deo_kinh_thuong_xuyen_khong_3_520e02841d.jpg)
Chọn chất liệu gọng kính cận trẻ em phù hợp
Gọng kính cũng rất quan trọng vì chúng quyết định thẩm mỹ của gương mặt, đồng thời là sự thoải mái trong suốt quá trình sử dụng. Nên chọn loại gọng kính thoải mái, không quá ngắn cũng không quá dài. Bé mặt tròn có thể chọn kính vuông, gọng kính tròn thì phù hợp với khuôn mặt góc cạnh. Nên chọn gọng kính dẻo để hạn chế gãy vỡ khi bé sử dụng. Nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn kích cỡ kính phù hợp. Tránh trường hợp kính quá rộng hay quá chật, gây khó khăn khi bé đeo kính - điều này cũng có thể làm bé bị tăng độ khi đeo không đúng cách.
Chọn chất liệu tròng kính
Khi cắt kính gọng cho bé, mẹ nên dắt bé đến cửa hàng để trực tiếp thử và chọn kính phù hợp nhất. Nên chọn những chất liệu kính tốt như plastic, polycarbonate, thủy tinh an toàn,… có thêm lớp chống chói, chống trầy. Thêm vào đó, mẹ cũng nên chọn tròng kính chống được tia tử ngoại UV, để giúp che chắn cho đôi mắt của bé tốt nhất và giảm độ cận thị hiệu quả.
Tròng kính 1.5 độ cũng không quá dày nhưng nếu có thể mẹ hãy chọn loại gọng siêu nhẹ, mỏng nhẹ để giúp bé thoải mái khi sử dụng.
Bài viết trả lời câu hỏi cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không. Bên cạnh việc đeo kính để ngăn chặn độ cận nặng thêm, mẹ nên cho bé ăn uống, sinh hoạt điều độ để cải thiện thị giác.
Tham khảo thêm:
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp