Tại sao trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô?
Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có thể có những dấu hiệu bất thường, đây chính là cảnh báo của những bệnh lý nghiêm trọng. Trong số đó, tình trạng trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô cũng làm cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách chăm sóc khắc phục của tình trạng này ngay sau đây.
Tại sao trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô?
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn sau khi sinh khoảng 7-10 ngày. Sau đó vài ngày, rốn vẫn chưa khô hẳn và có thể chảy một ít nước. Dù vậy, tình trạng trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô cũng có thể ẩn chứa một vấn đề nào đó. Vậy nên bố mẹ cần theo dõi tình trạng rốn của bé thường xuyên để xử lý kịp thời.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_tre_so_sinh_rung_ron_nhung_chua_kho_1_bdeb21047a.jpg)
Trong những trường hợp sau khi rụng rốn có nước màu vàng rỉ ra, hoặc có mùi hôi, có lẫn máu thì bé cần được đưa đi khám ngay.
Để đảm bảo sự an toàn tối đa cho trẻ, các bậc phụ huynh nên đưa bé đi bệnh viện khám nếu gặp hiện tượng rốn chưa khô sau khi rụng vài ngày.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_tre_so_sinh_rung_ron_nhung_chua_kho_2_91bf8161f7.jpg)
Nếu trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô, bố mẹ và người thân của bé cần lưu ý những điều sau trong quá trình chăm sóc bé:
- Khi trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô, tuyệt đối không đắp bất cứ cái gì lên rốn của bé. Bởi vì việc đắp lá, đắp các bài thuốc dân gian dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng cho trẻ. Nếu trẻ bị nhiễm trùng nặng và không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Vùng rốn chưa khô vẫn cần được tiếp tục chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Nên dùng bông tiệt trùng rửa nhẹ với nước ấm pha một tí muối hoặc dùng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh vùng rốn cho bé. Sau đó dùng miếng bông sạch khác thấm nước và vắt khô rồi lau khô rốn cho bé. Không nên dùng bông khô để lau vì rốn của trẻ có thể bị dính sợi bông.
- Không được vệ sinh rốn trẻ bằng cồn hay iot, vì các dung dịch này có thể phá hủy các tế bào da còn non yếu.
Những dấu hiệu bất thường của rốn trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý
Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô cũng có thể là một trong những dấu hiệu của một số tình trạng sau:
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_tre_so_sinh_rung_ron_nhung_chua_kho_3_80fefe0cb6.jpg)
Rốn trẻ sơ sinh có mủ
Tình trạng này có thể dễ dàng nhận biết bằng một số dấu hiệu như rốn bé ẩm ướt, có mùi hôi và chảy mủ. Lúc này, bé có thể đã bị viêm nhiễm rốn.
Đối với những trường hợp viêm nhiễm nhẹ, mẹ có thể chăm sóc bé hằng ngày bằng cách nặn bỏ mủ đi và dùng oxy già để vệ sinh vùng rốn cho bé, cuối cùng là dùng bông sạch thấm nước và vắt khô rồi lau khô rốn cho trẻ.
Còn trong trường hợp viêm nặng, bé có các dấu hiệu như mệt mỏi, sốt cao, bỏ bú,... thì mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Uốn ván rốn
Mẹ có thể kiểm tra tình trạng này bằng cách vuốt nhẹ nhàng từ mỏm ức xuống. Nếu thấy có mủ chảy ra thì rất có thể bé đang bị uốn ván rốn. Trong trường hợp này, vi khuẩn có thể tấn công sang các khu vực lân cận như mật, gan,... Từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
U hạt rốn
Trẻ sơ sinh bị u hạt rốn thường không có dấu hiệu rõ ràng. Rốn của trẻ có thể rụng sớm hơn và trẻ cũng không bị sốt hay sưng đỏ. Nhưng nếu vùng chân rốn xuất hiện dịch vàng thì mẹ cần theo dõi vì bé có thể bị u hạt rốn. Nếu phát hiện và điều trị chậm trễ thì tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.
Viêm mạch máu rốn
Trong khoảng thời gian đầu sau khi chào đời, những mạch màu như động mạch và tĩnh mạch sẽ xơ hóa và xẹp xuống. Nhưng nếu không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu của rốn và gân viêm nhiễm mạch máu.
Nếu trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô và phần bụng của bé bị sưng, tấy đỏ, và khi vuốt theo chiều xương mu lên rốn thấy có mủ chảy ra thì có khả năng bé đã bị viêm động mạch rốn.
Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô có thể là một hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Vì vậy, nếu bé nhà mình gặp phải tình trạng này thì bố mẹ cần theo dõi sát sao, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường khác thì cần đưa trẻ đi khám ngay để tránh những hệ lụy nghiêm trọng có thể xảy ra.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp