Tác hại của củ cải đỏ như thế nào đối với sức khỏe?
Củ cải đỏ chưa phổ biến rộng ở Việt Nam vì loại rau này mới chỉ được bán trong các siêu thị và một số cửa hàng bán rau củ sạch. Vì vậy người tiêu dùng muốn biết về tác dụng và tác hại của củ cải đỏ như thế nào. Nếu bạn cũng muốn tìm hiểu những thông tin này, có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết tác hại của nó đối với sức khỏe.
Đặc điểm của củ cải đỏ
Củ cải đỏ thuộc họ cải và có những đặc điểm gần giống như củ cải trắng như mùi. Về hình dạng của củ cải đỏ thì củ tròn hoặc bầu dục và đương nhiên có màu đỏ. Có nhiều người còn nhầm củ cải đỏ và củ dền. Tuy nhiên có cách để phân biệt củ dền đỏ cả bên trong còn củ cải đỏ bên trong màu trắng và vị ngọt.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_hai_cua_cu_cai_do_nhu_the_nao_doi_voi_suc_khoe_1_62dabf0fa5.jpg)
Theo Đông y thì củ cải đỏ còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh bởi vì trong củ cải đỏ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có khả năng phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả.
Còn theo các chuyên gia dinh dưỡng thì củ cải đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng. Nếu tính ra trong 100g của củ cải đỏ được phân tích có 15 calo năng lượng, 20mg vitamin C, 0,1mg vitamin B6, 15,66mcg vitamin B9, 233mg kali, 39mg natri, 25mg canxi, 10g magie, 0,3mg sắt. Đây đều là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Vì vậy việc sử dụng củ cải đỏ đế chế biến món ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.
Tác hại của củ cải đỏ nếu sử dụng không đúng
Củ cải đỏ được ví như “nhân sâm” có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy khi ăn củ cải đỏ có tác hại gì không? Đó là điều mà nhiều bà nội trợ rất quan tâm. Nhiều thực phẩm dù rất tốt nhưng nếu sử dụng không đúng thì cũng có thể gây ra nhiều chứng bệnh. Kể cả đối với củ cải đỏ cũng vậy. Khi sử dụng nhiều củ cải đỏ có thể làm tăng hàm lượng oxalat trong máu. Nếu trong máu có nhiều oxalat là nguyên nhân hình thành nên bệnh gút và bệnh sỏi thận. Khi ăn quá nhiều củ cải đỏ, nước tiểu thải ra cũng có màu đỏ, đặc biệt ở những người bị thiếu chất sắt.
Trong củ cải đỏ có nhiều thành phần khoáng chất như kali, natri, sắt… Nếu như chúng ta ăn quá nhiều loại rau này có thể gây ra tình trạng tích tụ khoáng chất trong cơ thể. Nếu các khoáng chất này tích tụ nhiều trong cơ thể không những không tốt mà còn gây hại cho sức khỏe.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_hai_cua_cu_cai_do_nhu_the_nao_doi_voi_suc_khoe_2_d378287cb1.jpeg)
Khi uống nước ép từ củ cải đỏ, bạn cần lưu ý nên uống ở một lượng vừa phải. Nếu uống quá nhiều nước ép củ cải đỏ có thể sẽ khiến bạn bị buồn nôn, đầy bụng, và có thể bị tiêu chảy. Khi uống quá nhiều nước ép củ cải đỏ có thể gây ra hiện tượng mất giọng, khó phát âm và đau thắt ở họng.
Nếu ăn quá nhiều củ cải đỏ cũng có thể bị sốt, phát ban toàn thân. Nếu như bạn lạm dụng củ cải đỏ sẽ dẫn tới gan và thận có thể bị gây hại bởi lượng đồng và sắt cũng như magie trong củ cải đỏ khá cao. Trong củ cải đỏ có lượng glycemic khá cao dùng nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Như vậy có thể nói tác hại của củ cải đỏ có thể xảy ra khi chúng ta dùng quá nhiều. Vì vậy chỉ nên sử dụng củ cải đỏ một lượng vừa phải để vừa tốt cho sức khỏe vừa không ảnh hưởng đến cơ thể.
Những ai không nên sử dụng củ cải đỏ?
Có nhiều người hỏi, củ cải đỏ có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe như vậy thì có phải ai cũng ăn được không? Có một số người không nên sử dụng loại củ này dù nó có rất nhiều chất dinh dưỡng. Những người bị huyết áp thấp thì không nên sử dụng loại củ này. Củ cải đỏ có tác dụng hạ huyết áp rồi nên người bị huyết áp thấp thì không nên ăn.
Nếu như bạn bị dị ứng với củ cải đỏ thì không nên ăn, bởi vì khi bạn ăn vào có thể bị dị ứng và gây sốt cao. Người bị loãng xương cũng không nên uống nước ép củ cải đỏ bởi vì loại nước ép này sẽ làm giảm lượng canxi sẽ làm cho tình trạng tồi tệ thêm.
Phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng củ cải đỏ dù trong củ cải đỏ có rất nhiều vitamin và khoáng chất. Bởi vì lượng natri trong củ cải khá cao sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Những món ăn ngon từ củ cải đỏ
Củ cải đỏ có thể chế biến ra nhiều món ngon và tốt cho sức khỏe. Củ cải đỏ có thể gây hại cho sức khỏe khi dùng quá nhiều mà thôi. Không phải vì lý do đó mà bạn lại bỏ quên món củ cải đỏ rất ngon này nhé.
Nộm (gỏi) củ cải đỏ
Món nộm củ cải đỏ rất dễ ăn vì vị chua chua ngọt ngọt và giòn. Nguyên liệu bao gồm củ cải đỏ, tỏi, gia vị, giấm, đường, dầu, ớt, chanh, tiêu…
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_hai_cua_cu_cai_do_nhu_the_nao_doi_voi_suc_khoe_3_b564f72147.jpg)
Cách thực hiện như sau rửa sạch củ cải đỏ và thái sợi sau đó xóc muối và để chừng 15 phút sau đó vắt bớt nước. Rửa lại để củ cải bớt mặn rồi vắt kiệt, trộn với đường trong 10 phút và sau đó vắt hết nước thêm lần nữa. Bước cuối cùng là cho tỏi băm, nước tương, dấm, dầu hào vào trộn đều là dùng được. Nếu muốn món ăn thêm ngon và hấp dẫn thì có thể cho thêm tôm hoặc thịt ba chỉ thái sợi vào nữa.
Củ cải đỏ hầm cánh gà
Nguyên liệu gồm củ cải đỏ khoảng 700g, cánh gà 8 cái, nấm hương 8 cái, đậu Hà Lan, hành, gừng, gia vị gồm muối, tiêu, hạt nêm, đường, xì dầu, rượu, vừng, ớt, dầu ăn,…
Cánh gà chặt thành từng miếng vừa ăn ướp với muối và hạt nêm, hạt tiêu để chừng 20 phút cho thấm gia vị. Sau đó chiên cánh gà lên cho vàng đều. Củ cải đỏ thái miếng vừa ăn. Cho củ cải đỏ, nấm, đậu Hà Lan vào nồi đổ nước nấu sôi khoảng 5 phút thì cho cánh gà vào, cho thêm chút rượu, nước tương, hạt nêm, đường vào đun nhỏ lửa cho đến khi chín mềm thì cho thêm hành lá rồi múc ra ăn nóng.
Củ cải đỏ hầm thịt bò
Nguyên liệu gồm thịt bò, củ cải đỏ, khoai tây, cà rốt, hành tây, cà chua, bắp cải, cần tây, ớt. Thịt bò thái miếng to rồi xào sơ lên. Sau đó cho các nguyên liệu như cà chua, cà rốt, củ cải, khoai tây, thịt bò vào nồi đun sôi và để lửa nhỏ. Khi các nguyên liệu đã chín và thịt bò sắp mềm thì cho bắp cải vào nấu đến khi bắp cải chín thịt bò mềm thì cho thêm cần tây vào là có thể dùng được.
Như vậy có thể nói dù củ cải đỏ có rất nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng nếu như ăn không đúng cách, ăn quá nhiều sẽ gây tác hại cho sức khỏe. Khi có đầy đủ thông tin như thế này chắc chắn bạn sẽ biết cách cân bằng những thực phẩm để bữa ăn thêm ngon và khỏe mạnh.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp