Những biểu hiện của bệnh bướu cổ ở trẻ sơ sinh
Bướu cổ là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em hơn người lớn. Trong đó, số trẻ đi học bị bướu cổ thì trẻ từ 8 – 10 tuổi chiếm nhiều hơn. Bệnh bướu cổ thường lành tính nhưng nếu bướu quá lớn sẽ gây nuốt vướng, khó thở, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của trẻ.
Chính vì thế, bạn nên nắm rõ thông tin về bệnh bướu cổ ở trẻ sơ sinh để có thể phát hiện và điều trị sớm, giúp con trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
Bướu cổ ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh bướu cổ ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là bướu giáp, là căn bệnh có liên quan trực tiếp đến tuyến giáp. Bộ phận này nằm ở trước cổ và phía sau khí quản, có cấu tạo khá đơn giản như hình dáng con bướm. Nó đóng vai trò tiết ra các loại hormone giúp cơ thể kiểm soát quá trình trao đổi chất. Đồng thời, hỗ trợ điều chỉnh tốc độ sử dụng năng lượng các tế bào bên trong.
Bệnh bướu cổ ở trẻ sơ sinh bao gồm các thể loại khác nhau về hình thể và chức năng. Trong đó:
- Bướu giáp đơn thuần (bướu giáp to lan tỏa): Đây là dạng thường gặp nhất, thường chiếm khoảng 50% các bệnh lý tuyến giáp ở trẻ. Bệnh hình thành do tuyến giáp to đều lan tỏa nhưng không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp, không làm thay đổi nồng độ hormon giáp trong cơ thể. Vì thế, bệnh thường lành tính và không ảnh hưởng đến phát triển của trẻ.
- Viêm tuyến giáp: Đây là bệnh đứng hàng thứ hai, có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp như cường giáp hoặc suy giáp.
- Bệnh nhân giáp (bướu giáp nhân): Do trong tuyến giáp hình thành cục cấu trúc riêng biệt, nhỏ và phát triển trên nền tuyến giáp bình thường. Tùy vào số lượng nhân mà được phân chia ra bướu đơn nhân hay đa nhân. Ở trẻ em, phần lớn là nhân giáp lành tính, riêng ung thư tuyến giáp là bệnh lý rất hiếm gặp.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/buou_co_o_tre_so_sinh_1_c3670117b6.jpg)
Nguyên nhân gây bướu cổ ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên ngân gây nên bệnh bướu cổ ở trẻ sơ sinh là:
Trẻ bị bướu cổ bẩm sinh
Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp tự nhiễm tự sản sinh kháng thể có thể vượt qua nhau thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Tùy vào rối loạn, các kháng thể có có thể chặn các thụ thể TSH gây suy giáp hoặc kích thích gây ra cường giáp.
Thông thường, bướu cổ ở trẻ sơ sinh do rối loạn hormone tuyến giáp bẩm sinh di truyền từ gia đình hoặc rối loạn tổng hợp hormon giáp khi còn trong bụng mẹ. Trước khi mang thai, mẹ dùng một số loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp của trẻ.
Bệnh Basedow
Bệnh Basedow là một trong những nguyên nhân hàng đầu ở trẻ bị bướu cổ, chiếm tới 98%. Đây là bệnh tuyến giáp tự miễn do các tự kháng thể kích thích tuyến giáp hoạt động tăng sản xuất hormone, gây nên các triệu chứng cường giáp ở trẻ.
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là: Bướu giáp, rối loạn tính tình, rối loạn giấc ngủ, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, trẻ giảm cân nhanh và nhiều, tiết mồ hôi nhiều, sợ nóng, run tay, lồi mắt, tiêu chảy.
Viêm tuyến giáp do vi khuẩn hoặc virus
Bướu cổ ở trẻ cũng có thể do tuyến giáp bị viêm sưng mà nguyên nhân do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Ngoài ra, bệnh bướu cổ ở trẻ còn do một số bệnh lý gây viêm tại tuyến giáp mắc phải bẩm sinh hoặc sử dụng iod kéo dài để dự phòng bệnh bướu cổ đơn thuần cũng dẫn đến cường giáp.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/buou_co_o_tre_so_sinh_2_39f5b6e412.jpg)
Triệu chứng của bệnh bướu cổ ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng phổ biến nhất nhận biết bướu cổ ở trẻ sơ sinh là phì đại tuyến giáp. Nó thường lan tỏa hoặc có thể tạo thành các nốt. Trường hợp này có thể phát hiện ngay sau sinh hoặc sau đó. Ở một số trẻ sơ sinh, sự phì đại này không thể trực tiếp quan sát được nhưng sự tăng kích thước liên tục có thể gây lệch chèn vào khí quản, gây khó thở cho trẻ và khó nuốt sữa mẹ.
Một số trẻ có hormon tuyến giáp bình thường, nhưng một số lại có chứng suy giáp hoặc cường giáp. Nếu thấy trẻ thường xuyên khó chịu và bí ở cổ, các mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện, bởi đây có thể là dấu hiệu ban đầu khi trẻ bị bướu cổ.
Một triệu chứng khác của bướu cổ ở trẻ sơ sinh là rối loạn cảm xúc. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ thường xuyên bị kích động hay hồi hộp, căng thẳng, run rẩy, tay chân ra mồ hôi. Trường hợp đặc biệt có thể bị đánh trống ngực có cơn đau thắt làm trẻ khóc lớn. Những triệu chứng này các bố mẹ cần chú ý tránh gây nguy hiểm cho con.
Bướu cổ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Bướu cổ là bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Khiến trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, lờ đờ, cơ thể yếu ớt, hay quấy khóc to. Đặc biệt hệ tiêu hóa lúc này sẽ bị rối loạn, do đó trẻ rất dễ bị táo bón trong nhiều ngày.
Một biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh bướu cổ ở trẻ sơ sinh là cơ nhiễm độc giáp cấp. Nếu không phát hiện kịp thời trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp này thường xảy ra đột ngột và đi kèm với các triệu chứng như thân nhiệt tăng cao, vã mồ hôi, tiêu chảy, kích động, mê sảng, rối loạn nhịp tim và bị trụy tim.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/buou_co_o_tre_so_sinh_3_b6ef6bfb59.jpg)
Như vậy, bệnh bướu cổ ở trẻ sơ sinh làm cản trở quá trình phát triển thể chất lẫn trí tuệ của con nhỏ. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý chủ động quan sát những biểu hiện của con mỗi ngày để nhận biết và tìm cách điều trị, giúp con có sức khỏe tốt để phát triển toàn diện.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo: Tổng hợp