Hỏi đáp: Người tiểu đường có ăn được sắn không?
Sắn là một trong những loại thực phẩm phổ biến được rất nhiều người yêu thích và thường được dùng trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên liệu người tiểu đường có ăn được sắn không? Hãy cùng Hà An Pharmacy trả lời câu hỏi trên thông qua nội dung bài viết sau.
Các chất dinh dưỡng có trong củ sắn
Sắn là một loại củ có nhiều tinh bột với hương vị thơm ngon nên được rất nhiều người yêu thích. Củ sắn được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới trên thế giới bởi loại củ này có khả năng chịu hạn tốt.
Củ sắn có thể được ăn trực tiếp (sau khi nướng, luộc) hoặc xay thành bột để làm bánh. Tuy nhiên cần lưu ý củ sắn cần phải được nấu chín trước khi ăn, việc ăn sắn sống có thể bị ngộ độc sắn.

Củ sắn là loại củ có tinh bột có đặc tính dinh dưỡng tương tự như các loại cây trồng khác như khoai tây, khoai môn và khoai mỡ. Các nghiên cứu đã chỉ ra trong 28g củ sắn chứa gần 11g carbohydrate, vitamin C,... Ngoài ra, trong củ sắn còn chứa lượng lớn protein, chất béo, chất xơ, vitamin cùng các khoáng chất khác nhưng hàm lượng không cao.
Người tiểu đường có ăn được sắn không?
Chỉ số đường huyết là chỉ số xếp hạng giúp bệnh nhân tiểu đường biết rằng các loại thực phẩm khác nhau sẽ gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào. Sắn có chỉ số đường huyết thấp (GI= 46) đồng nghĩa với việc sau khi ăn sắn lượng đường trong máu không có khả năng tăng cao. Vậy để trả lời cho câu hỏi người tiểu đường có ăn được sắn không thì câu trả lời là có.
Sắn là lựa chọn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường so với các loại tinh bột khác như khoai tây, khoai lang vì đây là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Chính vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn củ sắn trong thực đơn ăn uống của mình.

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý khi ăn các sản phẩm có hàm lượng tinh bột như ngũ cốc, bánh mì, mì ống, hay sắn vì carbohydrate trong các thực phẩm này có thể làm tăng đường huyết. Do vậy bệnh nhân tiểu đường nên theo dõi mức tiêu thụ tinh bột hàng ngày.
Tuy nhiên, người bệnh không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt nếu sắn được chế biến đúng cách thì người tiểu đường có thể ăn sắn như một sự thay thế cho khoai tây trắng và các loại tinh bột khác. Người tiểu đường có thể ăn củ sắn luộc để cung cấp lượng tinh bột mà cơ thể cần.
Người tiểu đường có ăn được bột sắn dây hay không?
Bên cạnh củ sắn, bột sắn cũng là thực phẩm có ít đường, tính hàn, chứa nhiều chất xơ nên an toàn đối với người bệnh tiểu đường. Một số thành phần trong sắn dây có tác dụng giúp cải thiện độ nhạy của insulin trong cơ thể đồng thời ngăn ngừa biến chứng võng mạc ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Do vậy bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng bột sắn dây để nấu cháo sắn dây hoặc pha nước uống hàng ngày, đều là những món ngon và bổ dưỡng có lợi cho việc điều trị bệnh.

Ăn cháo sắn dây vào buổi sáng tốt cho bệnh nhân tiểu đường, người bị tăng huyết áp và có lợi cho dạ dày. Ngoài ra, bột sắn dây có thể uống sống hoặc uống chín nhưng bệnh nhân nên uống nửa sống nửa chín.
Cách pha bột sắn dây như sau: Hòa tan bột sắn dây trong nước sôi để nguội và thêm chút nước sôi. Tiếp theo, bệnh nhân có thể vắt thêm chanh tươi hoặc chanh muối, ô mai để tạo thêm hương vị cho thức uống. Uống bột sắn dây có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho cơ thể.
Người bị tiểu đường nên ăn sắn như thế nào?
Củ sắn ngoài các thành phần có lợi nhưng chúng cũng chứa axit xianhidric. Đây là một hợp chất gây độc cho sức khỏe của người bình thường và cả người mắc bệnh tiểu đường.
Chính vì vậy người bị tiểu đường khi ăn sắn, hoặc trong chế biến sắn tốt nhất nên loại bỏ thành phần trên bằng các phương pháp xử lý sắn thích hợp. Cách chế biển phổ biến nhất là ngâm sắn trong nước nhiều giờ trước khi ăn.
Để an toàn hơn, người bị bệnh tiểu đường cũng có thể thay thế việc ăn sắn tươi bằng việc ăn bột sắn dây không có đường. Sử dụng sắn tươi thường xuyên có thể làm tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể.
Insulin là hoạt chất có tác dụng tăng cường khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng cho các tế bào từ đó cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc người tiểu đường có ăn được sắn không. Có thể thấy người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được sắn nhưng cần ăn với liều lượng vừa đủ và chế biến thích hợp để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Xem thêm: Người tiểu đường có ăn được thịt chó không?
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp