Ho có đờm có phải covid không?
Cảm cúm, cảm lạnh hay Covid đều do các virus gây ra, nên khi mới mắc các bệnh này thì có vài dấu hiệu tương đồng gây nhầm lẫn. Chính vì thế, bạn cần có kiến thức để phân biệt cảm lạnh, cảm cúm thông thường với Covid để có cách điều trị và tránh hoang mang.
Ho có đờm có phải Covid? Triệu chứng đặc trưng của Covid-19
Khoảng 2 - 14 ngày sau khi virus SARS-COV-2 xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu điển hình như:
Ho khan, đau họng: Bị Covid ho có đờm không? Thì câu trả lời là có. Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài là dấu hiệu của viêm phổi. Đây là một triệu chứng Covid-19 nguy hiểm và phổ biến. Ho do nhiễm SARS-COV-2 sẽ không khỏi khi uống các loại thuốc ho thông thường. Vì vậy, nếu bạn thấy ho nhiều, kéo dài thì nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân.
Cảm thấy khó thở: Triệu chứng này xuất hiện trong hầu hết các trường hợp mắc COVID-19. Loại virus này ảnh hưởng trực tiếp đến phổi gây ra các triệu chứng như khó thở, tức ngực. Nếu bạn bị ho và cảm thấy khó thở, đau đầu, mất vị giác, mất mùi,... thì khả năng nhiễm COVID-19 rất cao. Lúc này, bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng.
Sốt: Không phải ai cũng bị nhưng sốt cũng là một dấu hiệu để phát hiện những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Mức độ sốt có thể khác nhau đối với từng người bị nhiễm bệnh. Có người bị sốt trên 39 độ C, nhưng cũng có người chỉ bị sốt nhẹ.
Những người được tiêm chủng đầy đủ cũng có thể mắc Covid-19. Tuy nhiên các triệu chứng thường ít, nhẹ hơn và biến chứng không nghiêm trọng như những người không được tiêm chủng Covid-19. Trên thực tế, các trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin khi bị nhiễm nCOV cũng các có triệu chứng như người chưa tiêm chủng như sốt, ho dai dẳng, nhức mỏi cơ thể, mất mùi, mất vị giác, đau đầu, sổ mũi,... nhưng tình trạng bệnh nhẹ hơn.
Trong trường hợp test nhanh tại nhà và phát hiện bị mắc Covid-19 cần cách ly ngay với gia đình, đeo khẩu trang, gọi cho đường dây nóng của cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hỗ trợ với trường hợp chưa tiêm chủng.
Trường hợp đã tiêm chủng đầy đủ nhưng bị Covid-19 với các triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau đầu nhẹ thì có thể cách ly và tự chăm sóc Covid tại nhà. Khẩu trang, khăn giấy đã sử dụng cần bỏ vào túi và buộc kín lại tránh lây nhiễm cho gia đình. Ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều nước, vitamin để tăng cường sức khỏe, mau chóng khỏi bệnh.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ho_co_dom_co_phai_covid_khong_dau_hieu_phan_biet_covid_voi_cam_lanh_cam_cum_1_b0ec8165e6.jpeg)
Triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh
Cảm cúm chủ yếu do virus cúm gây ra. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị cúm nhưng đặc biệt là trẻ em và người lớn, phụ nữ có thai vì sức đề kháng yếu tạo điều kiện cho virus tấn công. Với tình trạng mắc bệnh mãn tính kéo dài: Hen suyễn, COPD, bệnh tim mạch, suy tim, bệnh gan, bệnh tiểu đường,... Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị cúm sẽ khỏi bệnh trong vòng 5 - 7 ngày.
Các triệu chứng cảm cúm thường là: Khô rát cổ họng, sốt cao trên 39 độ C, trẻ khi bị cúm có thể sốt kéo dài đến 3 - 4 ngày, viêm họng, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, nghẹt mũi và chảy nước mũi, buồn nôn,... Thời kỳ ủ bệnh cúm từ 1 - 4 ngày, thời kỳ lây nhiễm có thể bắt đầu 1 ngày trước khi sốt.
Nguyên nhân gây cảm lạnh: Chủ yếu là do virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus. Các triệu chứng của cảm lạnh cũng ít nghiêm trọng hơn so với bệnh cúm. Khi bạn bị cảm lạnh, ít khi bị sốt nếu có thì cũng là sốt nhẹ, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, ho, nhức đầu hoặc đau họng. Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh khiến cơ thể mệt mỏi trong khoảng 3 - 4 ngày.
Cả cảm cúm và cảm lạnh đều là những bệnh thông thường với các triệu chứng tương tự nhau. Nhưng tiến triển của bệnh có nhiều điểm khác biệt cần theo dõi để có hướng điều trị thích hợp.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ho_co_dom_co_phai_covid_khong_dau_hieu_phan_biet_covid_voi_cam_lanh_cam_cum_2_025b6ebebc.jpg)
Sự khác nhau giữa triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh và Covid-19
Nếu cảm lạnh và cúm không gây nhiễm trùng nghiêm trọng, cơ thể sẽ dần hồi phục khi điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê đơn hoặc khi dùng thuốc cảm tại nhà. Thậm chí nhiều trường hợp không cần dùng bất cứ loại thuốc nào, chỉ cần nghỉ ngơi và uống đủ nước, chữa đau họng tại nhà cũng làm tình trạng bệnh thuyên giảm trong vòng 3 - 7 ngày.
Nhưng nếu nhiễm COVID-19 thì mức độ bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Virus tấn công vào hệ hô hấp mạnh dẫn đến viêm phổi, biểu hiện thiếu oxy, rất khó thở, các triệu chứng khác như sốt, nhức mỏi, sổ mũi, ho cũng nghiêm trọng hơn cảm cúm thông thường.
Làm gì khi ho, sốt nhưng không phải do Covid-19
Trong trường hợp xét nghiệm và thăm khám có kết quả âm tính, bạn có thể yên tâm và thực hiện các biện pháp dưới đây để cải thiện sức khỏe.
- Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như chanh, mật ong, gừng,... đề làm giảm triệu chứng ho khan, ho có đờm kéo dài.
- Uống nhiều nước ấm, bổ sung nhiều vitamin từ trái cây, rau củ tươi để làm loãng đờm.
- Giữ ấm cơ thể đặc biệt là cổ họng trong những ngày lạnh, ban đêm.
- Không tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, lông động vật khi cơ địa mẫn cảm, thường bị dị ứng.
- Sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm ho có tác dụng ức chế phản xạ ho. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các loại thuốc kháng viêm để hỗ trợ điều trị vi khuẩn và virus gây bệnh. Khi sử dụng thtây thì cần hỏi ý kiến bác sĩ tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ho_co_dom_co_phai_covid_khong_dau_hieu_phan_biet_covid_voi_cam_lanh_cam_cum_3_1_c911878996.jpeg)
Từ bài viết trên bạn có thể thấy ho có đờm có phải Covid không. Ho khan kéo dài, sốt hay ho có đờm là những dấu hiệu báo hiệu cho một bệnh lý đang hình thành trong cơ thể. Do đó tốt nhất bạn nên đi thăm khám để biết rõ nguyên nhân để được chữa trị thích hợp.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp