Hiện tượng hạ đường huyết sau uống rượu và cách phòng tránh

Hạ đường huyết sau uống rượu rất thường gặp, đặc biệt là ở người bệnh tiểu đường. Bạn có thể phòng tránh bằng cách tuân thủ nguyên tắc khoa học sau đây. 

Hiện tượng hạ đường huyết sau khi uống rượu và cách phòng tránh1Hạ đường huyết sau uống rượu rất dễ xảy ra đối với bệnh nhân tiểu đường.

Hạ đường huyết sau uống rượu rất dễ xảy ra đối với những ai kiêng khem quá mức và thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, có nhiều người nhầm lẫn giữa dấu hiệu này với triệu chứng say rượu dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng.

Với người bệnh tiểu đường thì rượu bia là một trong những thức uống cần kiêng khem, tốt nhất tránh càng xa càng tốt. Bởi vì chúng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, dễ làm tăng lượng đường trong máu, từ đó gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, việc uống rượu bia không đúng cách có thể dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. 

Những trường hợp hạ đường huyết sau uống rượu

Hiện tượng hạ đường huyết sau khi uống rượu và cách phòng tránh2Hạ đường huyết sau uống rượu được chia thành 2 trường hợp..

Theo các chuyên gia, hạ đường huyết sau khi uống rượu có thể chia thành 2 trường hợp sau:

  • Hạ đường huyết lúc đói sau khi uống rượu

Uống rượu trong trạng thái đói rất dễ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân là nồng độ cồn thấp có trong rượu làm cản trở quá trình tạo glucose mới tại gan dẫn đến tình trạng hạ đường huyết.

  • Hạ đường huyết phản ứng sau khi uống rượu

Trong khi uống rượu, bạn có dùng chung các loại thức uống ngọt có đường, 2 loại thức uống này gây phản ứng với nhau làm kích thích sản xuất nhiều insulin hơn so với việc chỉ uống nước ngọt hoặc uống rượu không. Insulin làm giảm lượng đường trong máu đáng kể gây nên tình trạng hạ đường huyết. Thông thường, bạn sẽ rơi vào tình trạng hạ đường huyết sau 3 - 4 giờ.

Cách uống rượu an toàn để phòng tránh bị hạ đường huyết

Hiện tượng hạ đường huyết sau khi uống rượu và cách phòng tránh3Không uống rượu trong tình trạng cơ thể đói.

Mặc dù rượu bia có nhiều tác động tiêu cực đối với người bệnh tiểu đường và đây là nguyên nhân dễ gây ra hiện tượng hạ đường huyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta vẫn có thể dùng rượu ở mức độ vừa phải nếu biết cách uống an toàn, đảm bảo cho sức khỏe.

  • Không nên uống quá 2 ly mỗi ngày, uống tối đa chỉ 5 ngày.
  • Không uống rượu trong tình trạng cơ thể đói. Bạn nên ăn thức ăn tinh bột trước hoặc trong khi uống rượu. Sau đó, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu để chắc chắn rằng lượng đường trong cơ thể vẫn ổn định. Ngoài ra, bạn cần kết hợp việc kiểm soát huyết áp, cân nặng.
  • Tuyệt đối không uống rượu hoặc bia trong trường hợp cơ thể mệt mỏi, vã mồ hôi sau khi tập thể dục. Bởi vì uống rượu khi này rất dễ gây nên hiện tượng hạ đường huyết sau khi tập thể dục.
  • Chọn loại rượu vang nguyên chất để uống. Các nghiên cứu còn cho rằng nếu uống loại rượu này thường xuyên còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như ổn định mỡ máu, bảo vệ hệ tim mạnh.
  • Một số loại rượu mạnh như gin, whisky, rum,… có thể uống nhưng cần uống hạn chế.
  • Các loại rượu vang ngọt, rượu khai vị nên tránh tuyệt đối.
  • Những trường hợp tuyệt đối không nên uống rượu: người bệnh tiểu đường là trẻ em, phụ nữ mang thai, mẹ đang cho con bú, người có bệnh tim mạch, suy thận, thần kinh,…
  • Không nên dùng thuốc hạ đường huyết trong lúc uống rượu bia.
  • Đối với những ai đang tiêm insulin, sau đó uống rượu thì phải đo đường máu trước khi ngủ. Kết quả 7mmol/l nên bổ sung thêm tinh bột để tránh hạ đường huyết khi ngủ.

Tóm lại, hạ đường huyết sau uống rượu rất thường gặp, đặc biệt là ở người bệnh tiểu đường. Do đó, nếu không muốn rượu trở thành tác nhân làm hạ đường huyết, bạn nên lưu ý những nguyên tắc khoa học trên đây nhé!

Thủy Nguyễn



Chat with Zalo