Đau bụng trên rốn: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa hiệu quả
Đau bụng trên rốn kèm theo các triệu chứng sốt cao, buồn nôn, phân có máu, ợ chua, ợ nóng,... bệnh nhân cần phải đến thăm khám để được kiểm tra cụ thể. Các biểu hiện này cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc bệnh về vấn đề tiêu hóa. Tình trạng đau bụng ở phía trên rốn xảy ra khá phổ biến. Theo dõi bài viết này để được Hà An Pharmacy giải đáp kỹ lưỡng hơn.
Tổng quan về bệnh đau bụng trên rốn
Ổ bụng sẽ được chia thành 9 vùng khác nhau đó là vùng trên rốn (thượng vị), vùng rốn với vùng dưới rốn (hạ vị). Phía bên phải sẽ có hạ sườn phải, phần hông phải với hố chậu phải. Ngược lại, ở bên trái sẽ có vùng hạ sườn trái, vùng hông trái với hố chậu trái. Mỗi vùng sẽ có các cơ quan tương ứng phía trong của ổ bụng.

Vì vậy, đau bụng trên rốn hay còn được gọi là đau vùng thượng vị. Bệnh lý này có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau từ người già đến trẻ em. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân với phương pháp điều trị riêng biệt. Bệnh đau vùng trên rốn có thể gây nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời như thủng dạ dày, ứ nước, ứ thận, thủng túi mật,... Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ do giun trong bụng.
Nguyên nhân gây ra đau bụng trên rốn ở bệnh nhân
Để có phương pháp chữa trị phù hợp, bác sĩ cần phải chẩn đoán cụ thể tác nhân gây ra đau bụng trên rốn. Bệnh lý này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chướng hơi
Tình trạng chướng hơi có thể gây đau bụng trên rốn. Bệnh thường gặp khi đường tiêu hóa chứa nhiều khí hơn bình thường. Để thoát khỏi cơ thể, chúng sẽ đi ra bằng đường miệng qua khi ợ hơi hoặc đi bằng đường hậu môn. Những triệu chứng cơ bản khi bị chướng hơi như là:
- Cơn đau xuất hiện theo đợt;
- Cơn đau gây ra chướng bụng;
- Ợ hoặc xì hơi;
- Cảm thấy khó chịu vùng bụng;
- Tiêu chảy hay táo bón.
Khó tiêu
Tình trạng khó tiêu còn được gọi với tên khác là rối loạn tiêu hóa. Nó làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc đau ở phía trên đường tiêu hóa như dạ dày, tá tràng hay thực quản. Một số trường hợp cơn đau có thể bắt nguồn từ ngực. Các triệu chứng xuất hiện khi chứa axit trong dạ dày hoặc xảy ra sau khi bệnh nhân ăn thực phẩm có tính axit cao.
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày chính là một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau bụng ở trên rốn. Bệnh này sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị sưng lên gây đau nhức. Viêm dạ dày cấp tính có thể xuất hiện nhanh chóng do bị nhiễm vi khuẩn HP.
Tắc ruột
Bệnh tắc ruột được xem là hội chứng xuất hiện do vấn đề ngừng lưu thông của hơi và dịch tiêu hóa trong lòng ruột. Từ đó, nó gây ra các cơn đau dữ dội, táo bón, tiêu hóa kém với quá trình hấp thụ thức ăn không tốt.
Một vài biểu hiện của bệnh tắc ruột thường gặp là:
- Cảm thấy đầy bụng;
- Đau, sưng phù ở bụng;
- Giảm vị giác;
- Cơ thể mệt mỏi;
- Buồn nôn;
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
Bên cạnh đó, một vài triệu chứng còn phụ thuộc vào vị trí tắc của ruột. Chẳng hạn như tình trạng nôn mửa chính là dấu hiệu bắt đầu của tắc ruột non. Triệu chứng này thường thấy muộn hơn khi vị trí tắc nằm ở ruột già. Một số trường hợp tắc ruột gây tiêu chảy còn số khác có thể gây ra táo bón. Hơn nữa, sốt cao cũng là biểu hiện cho thấy tắc ruột do một phần của thành ruột bị thủng.
Sỏi mật
Túi mật được xem là một trong những cơ quan quan trọng nằm phía bên phải của bụng và ở dưới gan. Nó đóng vai trò như một bình chứa được hình thành từ tế bào gan để đưa mật đến tá tràng với ruột non giúp tiêu hóa thức ăn. Các thành phần chủ yếu trong mật bao gồm muối mật, cholesterol với bilirubin.
Tình trạng sỏi mật xuất hiện do sự mất cân bằng của các thành phần này. Chúng sẽ tạo thành các hạt cứng, rắn như đá hoặc ở dưới dạng bùn nhầy. Hiện tượng tắc nghẽn túi mật do sỏi mật sẽ gây ra đau dữ dội ở vùng bụng trên rốn.
Phương pháp cơ bản để chẩn đoán đau bụng trên rốn
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành ghi nhận mô tả triệu chứng từ người bệnh để đưa ra bước đầu chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng trên rốn. Sau đó, bệnh nhân có thể thực hiện khám lâm sàng hoặc xét nghiệm cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ.

Các cách chẩn đoán bao gồm:
- Siêu âm ổ bụng để quan sát tình hình gan, hệ tiết niệu, mật, lách và tụy.
- Siêu âm tim nếu bác sĩ nghi ngờ đau bụng ở trên rốn do bị nhồi máu cơ tim.
- Chụp X quang lồng ngực khi có nghi ngờ các bệnh về tim và phổi như viêm phổi, thuyên tắc phổi hoặc viêm màng ngoài tim.
- Thực hiện nội soi dạ dày nếu nghi ngờ do bị mắc bệnh dạ dày.
- Xét nghiệm sinh hóa máu để đánh giá chức năng của các cơ quan như gan, mật, tụy, lách,...
Tham khảo cách điều trị đau bụng trên rốn hiệu quả
Khi bị đau bụng trên rốn, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Bệnh nhân nên kiểm tra để điều trị sớm hơn. Căn bệnh này xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh cần phải điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh đó.

Một số phương pháp điều trị hiệu quả đó là:
- Tiến hành phẫu thuật ngoại khoa khi viêm ruột thừa;
- Hóa trị đối với ung thư dạ dày;
- Sử dụng thuốc nội khoa để trị viêm loét dạ dày cấp;
- Cắt bỏ sỏi ở túi mật;
- Điều trị nội khoa khi bị viêm tụy cấp tính;
- Chữa trị các triệu chứng đau bụng ở trên rốn.
Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng các phương pháp khác để làm giảm đau bụng ở trên rốn ngay tại nhà. Cụ thể như sau:
- Massage quanh rốn nhẹ nhàng;
- Chườm ấm tại vị trí bị đau bụng;
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể;
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đủ dinh dưỡng;
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái và tránh tình trạng lo âu, stress.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết về tình trạng đau bụng trên rốn ở bệnh nhân. Nếu có các triệu chứng bệnh kèm theo, bạn cần phải đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Người bệnh không nên để tình trạng bệnh kéo dài gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.
Xem thêm: 12 cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà an toàn và hiệu quả