Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không? Những điều cần lưu ý khi dùng núm giả
Núm giả hay ti giả là một công cụ phổ biến được nhiều mẹ sử dụng cho bé. Vì nhiều mẹ cho rằng khi cho bé dùng núm giả, sẽ giúp bé có cảm giác an toàn hơn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nhưng việc cho bé dùng núm giả có thực sự tốt hay không thì vẫn còn là câu hỏi băn khoăn của khá nhiều phụ huynh. Vậy có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không? Và việc sử dụng núm giả nhiều có gây ảnh hưởng gì cho sự phát triển của bé hay không?
Lợi ích khi cho bé dùng ti giả
Núm giả là một trong số những dụng cụ được nhiều cha mẹ lựa chọn sử dụng cho trẻ. Với một số bé, núm giả có thể là “chìa khóa” giúp bé cảm thấy hài lòng giữa các cữ bú và hạn chế tình trạng quấy khóc của trẻ. Dưới đây là một số lợi ích khi cho bé dùng ti giả:
- Xoa dịu bé, hạn chế tình trạng quấy khóc: Nhiều bé cảm thấy dễ chịu khi ngậm một thứ gì đó nên bé thường có thói quen ngậm mút nay. Chính vì vậy việc dùng núm giả sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn, đặc biệt là trong những tình huống căng thẳng hay dễ bị kích thích.
- Giúp bé phân tâm tạm thời: Trong các tình huống như tiêm phòng hay xét nghiệm máu, hoặc các thủ tục y tế khác, núm vú giả có thể là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp bé phân tâm và bớt căng thẳng.
- Hỗ trợ giấc ngủ cho bé: Nhiều bé gặp khó khăn trong việc tự ổn định để đi vào giấc ngủ. Ngậm núm vú giả có thể giúp bé dễ dàng hơn trong việc thả lỏng và đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn, đặc biệt là trong những đêm khó ngủ.
- Giảm cảm giác khó chịu nhất thời cho bé: Khi di chuyển trên máy bay, sự thay đổi áp suất không khí có thể gây đau tai cho trẻ nhỏ. Trẻ không thể chủ động nuốt hoặc ngáp để giảm đau tai như người lớn. Trong trường hợp này, việc mút núm vú giả có thể giúp bé đối phó với sự thay đổi áp suất.

Có thế thấy, núm giả có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn trong việc giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, cải thiện tình trạng bé quấy khóc thường xuyên một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, ngậm ti giả giúp bé có cảm giác yên tâm hơn khi hoạt động hay tập trung làm điều gì đó.
Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không?
Theo các chuyên gia nhận định, cha mẹ hoàn toàn có thể cho bé ngậm núm giả khi đi ngủ. Việc này có thể giúp giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngậm ti giả khi ngủ (cả giấc ngủ ngắn ban ngày và ban đêm) có thể làm giảm nguy cơ SIDS. Bởi việc ngậm ti giả có thể giúp đường thở của bé được duy trì tốt hơn, hạn chế các rủi ro liên quan đến hội chứng này. Bên cạnh đó, ti giả có thể sẽ là người bạn đồng hành cùng bé để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, để việc sử dụng ti giả trong lúc ngủ cho bé được đảm bảo an toàn thì ba mẹ cần có trang bị những kiến thức cần thiết có liên quan đến việc lựa chọn ti giả phù hợp với bé và những lưu ý cần thiết khi cho bé sử dụng ti giả.

Những lưu ý khi cho bé ngậm núm giả
Dưới đây là một số điểm cần lưu ý:
- Chọn núm giả phù hợp với độ tuổi của bé: Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, hãy chọn núm giả có núm mềm và nhỏ. Những núm giả loại này sẽ dễ ngậm và không gây khó chịu cho bé. Khi bé lớn hơn một chút ba mẹ có thể lựa chọn những loại núm giả có kích thước lớn hơn để vừa vặn với răng miệng của bé.
- Chọn núm giả dựa trên chất liệu: Việc lựa chọn chất liệu núm giả phù hợp cũng đóng phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho bé khi ngậm. Với bé từ 0 đến 18 tháng, núm giả silicone là lựa chọn an toàn và phù hợp vì đây là chất liệu có tính bền cao, không chứa BPB. Hoặc ba mẹ cũng có thể tham khảo một số loại núm giả được làm bằng cao su tự nhiên, mềm mại và có độ dẻo cao.
- Vệ sinh núm giả thường xuyên: Để đảm bảo an toàn cho bé, việc vệ sinh núm giả cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng. Ba mẹ nên rửa núm giả hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng không hóa chất, đồng thời tiệt trùng định kỳ bằng cách đun sôi từ 3 - 5 phút hoặc sử dụng máy tiệt trùng để diệt khuẩn hoàn toàn, đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé khi ngậm.
- Thay núm giả khi mòn: Thường xuyên kiểm tra và thay mới núm giả khi chúng có dấu hiệu bị mòn, bị thủng rách để tránh việc bé có thể nuốt phải mảnh vỡ nhỏ khi ngậm. Điều này không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi ngậm mà còn giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Có thể thấy việc cho bé ngậm núm giả khi ngủ có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu, giảm quấy khóc và hỗ trợ giấc ngủ. Thậm chí, ngậm núm giả còn giúp giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Tuy nhiên, cha mẹ nên sử dụng núm giả đúng cách, vệ sinh thường xuyên, và hạn chế dần khi bé lớn để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng.
Xem thêm: Núm trợ ti là gì? Nên dùng hay không?