Chán ăn hậu Covid cải thiện bằng cách nào?

Covid không chỉ để lại những di chứng lên phổi mà còn khiến người mắc bệnh bị chán ăn, ngán ăn hậu Covid dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao, không đủ sức khỏe để quay lại các hoạt động thường ngày. Vậy làm sao để khắc phục chứng chán ăn sau Covid? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Tìm hiểu về chứng chán ăn hậu Covid

Sau quá trình điều trị Covid-19, có rất nhiều người có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, khó nuốt, chóng mặt, buồn nôn,… dẫn đến suy dinh dưỡng, cần cải thiện nhanh chóng bằng cách can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng chán ăn hậu điều trị Covid là do người bệnh đã bị viêm nặng, kém ăn uống hoặc nằm ICU trong khi điều trị bệnh. Nguy cơ xảy ra chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng cao hơn ở người lớn tuổi và người có sẵn bệnh nền, sức khỏe yếu, không có sức đề kháng.

Chán ăn hậu Covid cải thiện bằng cách nào 1

Chán ăn hậu Covid có thể dẫn đến suy dinh dưỡng

Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát về tình trạng chán ăn hậu Covid. Kết quả cho thấy người có biểu hiện chán ăn, không muốn ăn có lượt bình chọn cao thứ 3 trong số những biến chứng được nêu sẵn. Điều này cũng cho thấy đây là tình trạng đáng báo động, cần can thiệp để tránh có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về sau.

Để bệnh nhân hậu Covid nhanh chóng phục hồi thì cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, thực đơn đa dạng, tập trung bồi bổ và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Nhất là với những người từng bị Covid chuyển nặng càng cần chú ý cân bằng chế độ ăn uống hơn nữa.

Cách cải thiện chứng chán ăn hậu điều trị Covid

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày

Việc này giúp người hậu Covid không có cảm giác bị dồn ép, cảm thấy mình có khả năng ăn và cũng dễ tiêu hóa hơn, tránh khiến cơ thể thêm mệt mỏi, buồn nôn.

Sau Covid, cơ thể người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán chường nên cảm giác thèm ăn cũng không còn, thay vào đó là luôn trong trạng thái bụng đầy dẫn đến chán ăn.

Bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ lượng dinh dưỡng một ngày khi chia nhỏ bữa ăn nhẹ, tốt nhất là nên đong đếm lượng thực phẩm cần ăn rồi chia nhỏ ra các hộp theo khẩu phần mỗi lần ăn, dùng trong ngày.

Dùng đĩa lớn hơn để đựng thức ăn

Đây là cách thức đánh lừa thị giác, khiến người ăn cảm thấy lượng thức ăn ít hơn và sẽ không gây cảm giác ngấy, chán ăn, lười ăn mà vui vẻ ăn hết lượng thức ăn trong đĩa.

Hạn chế tối đa dầu mỡ

Các món ăn chiên rán có thể hấp dẫn với mọi người nhưng đối với người hậu Covid chán ăn thì đây lại là loại thực phẩm gây cảm giác ngán, ngấy mỡ, thậm chí khiến họ “chạy mất dép” khi nhìn thấy, ngửi thấy chúng.

Chán ăn hậu Covid cải thiện bằng cách nào 2

Nên hạn chế các thức ăn nhanh có nhiều chất béo không tốt

Tăng thêm hương vị cho món ăn

Để tăng thêm hương vị cho món ăn thêm phần hấp dẫn hơn, bạn có thể thêm một chút bột quế vào thức ăn hàng ngày hoặc món đồ uống nào đó cảm thấy phù hợp. Ngoài ra, các gia vị có mùi như tỏi, hành, tiêu, sả, bột cà ri,… cũng giúp kích thích vị giác thèm ăn đấy.

Ngồi ăn cùng gia đình

Sau thời gian điều trị và cách ly nhiều ngày, ít nhiều người bệnh cũng cảm thấy buồn bã, chán nản dây ảnh hưởng đến vị giác và dẫn đến hậu Covid chán ăn.

Để cải thiện tình hình, bạn hãy ngồi ăn chung cùng gia đình của mình nhé, việc vừa ăn vừa trò chuyện với những người thân yêu sẽ giúp bạn tạm quên đi cơn chán ăn, từ đó mà có thể ăn nhiều hơn, tâm trạng cũng khá hơn rất nhiều.

Ưu tiên loại thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa

Người hậu điều trị Covid hay có cảm giác lười ăn, thậm chí “lười nhai” dẫn đến việc không muốn ăn mỗi khi đến bữa. Bạn có thể thử thay thế món cơm khô khan bằng một chén cháo hay súp thịt rau củ xem sao nhé, đây đều là món ăn dễ nuốt và đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.

Nguyên liệu nấu cháo, súp, canh,… khá đa dạng, bạn có thể chọn sườn heo, thịt bò, tôm, mực, hải sản, cá,… kết hợp cùng các loại rau xanh, củ quả để thay đổi hương vị, không gây ngán ăn.

Thay đổi thực đơn

Nếu cứ ăn mãi một món hay một kiểu chế biến sẽ rất dễ khiến chứng chán ăn hậu Covid thêm nặng hơn đấy. Kể cả đó là món ăn tốt cho sức khỏe thế nào thì bạn vẫn nên thay đổi cách nấu, thay đổi thực đơn mỗi ngày, mỗi tuần để dang dạng hóa bữa ăn.

Ngoài ra, khi người hậu Covid quá mệt và không thể ăn được nhiều, bạn có thể bổ sung thêm sữa tươi 2 cốc/ngày, bổ sung thêm đạm, chất béo cùng vitamin, khoáng chất dồi dào.

Chán ăn hậu Covid cải thiện bằng cách nào 3

Thay đổi thực đơn đa dạng giảm cảm giác chán ăn

Người hậu Covid chán ăn nên chọn thực phẩm nào?

  • Thức ăn chứa nhiều vitamin C: Đây được xem là loại “thần dược” của hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, vì vậy bổ sung thêm vitamin C vào bữa ăn sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể tốt trước tác động bên ngoài. Các loại rau quả như cam, quýt, bưởi, ổi, ớt chuông, súp lơ, cải bó xôi,… đều chứa lượng vitamin C dồi dào đấy nhé.
  • Thực phẩm giàu Vitamin D: Giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng của Covid lan rộng, ngăn ngừa vi rút tác động đến cơ thể và còn có công dụng phục hồi các tổn thương ở tế bào phổi, cho phổi thêm khỏe và nhanh chóng trở lại như bình thường. Những thực phẩm bổ sung vitamin D như: Các loại cá biển, lòng đỏ trứng gà, sữa, pho mát,…
  • Nhóm thực phẩm cung cấp đạm: Là một trong những dưỡng chất quan trọng bậc nhất đối với cơ thể, nhất là việc hình thành cũng như duy trì cơ bắp. Người hậu Covid cần chú ý nạp đạm để tránh teo cơ, mất cơ khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi, khó trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên ăn nhiều cá hồi, thịt bò, thịt gà, trứng, sữa tươi, sữa chua, phô mai, các loại hạt,… để đa dạng nguồn đạm.

Như vậy, chán ăn hậu Covid hoàn toàn có thể cải thiện được quá chế độ ăn uống và giúp người bệnh lấy lại sức khỏe, sức đề kháng như ban đầu.

Nếu bạn đã áp dụng mọi cách mà vẫn không ăn ngon miệng được, ăn vào thấy khó chịu thì nên đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn, thăm khám tìm nguyên nhân chính xác, từ đó có hướng cải thiện đúng đắn.

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 



Chat with Zalo