Chàm khô là bệnh gì? Chàm khô uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bệnh chàm khô là hiện tượng thường xảy ra ở đầu ngón tay, ngón chân và vùng da mặt. Bởi có đặc trưng là khô nên da luôn trong tình trạng ngứa ngáy, bong tróc và sần sùi. Bệnh này khá lành tính, ít để lại biến chứng xấu và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu không chăm sóc và xử lý đúng cách thì những vùng da bị tổn thương có thể kéo dài dai dẳng, gây biến dạng móng, tăng nguy cơ bội nhiễm và làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống hằng ngày. 

Bệnh chàm khô là gì?

Chàm khô là tên gọi dân gian của bệnh chàm tiếp xúc trong giai đoạn mãn tính, điển hình bởi triệu chứng da khô bong tróc, dày sừng và ngứa ngáy. Bệnh lý này xuất hiện là do lớp sừng của da bị tổn thương, dẫn đến tình trạng thiếu nước, khô da và kích thích sản sinh tế bào sừng.

Chàm khô là bệnh gì? Chàm khô uống thuốc gì nhanh khỏi? 1

Bệnh chàm khô khiến cho da bị bong tróc và chảy máu

Chàm khô thường ảnh hưởng đến những vùng da như đầu ngón tay, ngón chân và da mặt vì đây là những nơi phải tiếp xúc nhiều với nước, hóa chất, mỹ phẩm và côn trùng nên chúng thường có xu hướng khô ráp, là cơ sở cho dị nguyên xâm nhập và gây ra tổn thương cho da.

Căn bệnh này chủ yếu gây triệu chứng ngoài da và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên bệnh thường kéo dài dai dẳng, mãn tính và gây ngứa nhiều, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tính thẩm mỹ và gây phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt đời thường.

Nếu không tiến hành chữa trị sớm, bệnh có thể bùng phát mạnh hơn, gây ngứa ngáy dữ dội, biến dạng móng tay, tăng nguy cơ bội nhiễm và để lại thâm sẹo trên da vĩnh viễn.

Triệu chứng của bệnh chàm khô

Triệu chứng điển hình của bệnh chàm khô là da khô hơn, bong tróc, sần sùi và ngứa ngáy. Nếu người bệnh thường xuyên gãi cào nhiều thì sẽ làm cho da bị tổn thương, chảy máu và hình thành tổn thương thứ phát (lichen hóa).

Chàm khô là bệnh gì? Chàm khô uống thuốc gì nhanh khỏi? 2

Mọc mụn nước và da nổi mẩn đỏ là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh chàm khô

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh chàm khô như: 

  • Da xuất hiện các nốt mẩn đỏ kèm theo tình trạng bong tróc và sần sùi.
  • Các mảng da bong tróc trở nên yếu hơn, để lộ lớp da non mỏng, có màu hồng hoặc đỏ.
  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy gây ngứa âm ỉ đến dữ dội.
  • Càng để lâu, da sẽ có dấu hiệu dày sừng, thâm sạm và nhiễm cộm.
  • Nếu mắc bội nhiễm, tổn thương da sẽ đi kèm với một số hiện tượng như sưng nóng, tụ mủ, viêm, đau nhức, sốt cao,…

Nguyên nhân và các yếu tố gây ra bệnh chàm khô

Cho đến hiện nay vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô. Tuy nhiên thông qua một số nghiên cứu dịch tễ học, sinh thiết da,… các bác sĩ da liễu nhận thấy bệnh hình thành là do yếu tố di truyền, rối loạn chuyển hóa cộng hưởng với các nhân tố bên ngoài (dị nguyên, thời tiết, môi trường sống,…).

Các nguyên nhân phổ biến có thể gây ra bệnh chàm khô như:

  • Yếu tố di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu hình thành nên bệnh chàm nói chung và chàm khô nói riêng. Sinh thiết da ở các trường hợp mắc bệnh cho thấy hầu hết là do thiếu hụt filaggrin – một loại protein có ở bên trong lớp sừng của da, làm cho da dễ bị mất nước, giảm sức đề kháng và là cơ sở cho dị nguyên xâm nhập vào bên trong da.
  • Rối loạn chuyển hóa: Dẫn đến tình trạng sản sinh tế bào sừng, dẫn đến hiện tượng da bong tróc, sần sùi và ngứa ngáy. Ngoài ra, hiện tượng này còn làm thiếu hụt lipid (màng bảo vệ) khiến cho da bị suy yếu và dễ tổn thương.

Các nhân tố bên ngoài làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm khô như:

  • Tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm: Các loại mỹ phẩm có độ axit hoặc kiềm cao có thể làm hao mòn lớp sừng của da, khiến cho da bị mất nước, khô ráp và ngứa ngáy. Vì vậy bệnh chàm khô thường xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với mỹ phẩm chứa nhiều thành phần kích ứng như bột giặt, xà phòng, dung môi công nghiệp,…
  • Thời tiết chuyển lạnh đột ngột: Thời tiết thay đổi đột ngột làm cho độ ẩm giảm thấp và khiến cho da thoát hơi nước. Vì vậy căn bệnh này thường có xu hướng bùng phát mạnh vào mùa thu - đông và sẽ giảm nhẹ vào mùa xuân - hè.
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm sẽ tạo điều kiện cho khói bụi, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh chàm khô hoặc một số vấn đề da liễu khác.
  • Các nhân tố khác: Bệnh cũng có thể bùng phát do một số nhân tố xúc tác khác như stress, cơ thể suy nhược, tâm lý căng thẳng, dị ứng hải sản, vệ sinh da không sạch sẽ,…

Chàm khô là bệnh gì? Chàm khô uống thuốc gì nhanh khỏi? 3

Thời tiết chuyển lạnh đột ngột khiến cho da mất hơi nước khiến da bị khô ráp

Chàm khô uống thuốc gì nhanh khỏi?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh chàm được rất nhiều người lựa chọn sử dụng do thuốc vừa có tác dụng nhanh vừa giúp người bệnh suy giảm những triệu chứng do bệnh gây ra. Một số loại thuốc phổ biến hay được dùng như:

  • Thuốc kháng histamine H1: Có tác dụng ức chế chất trung gian gây dị ứng là histamine, giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và làm giảm những vết thương ngoài da. Nhóm thuốc này đem lại tác dụng rõ rệt nhất đối với những trường hợp bị chàm khô do phản ứng dị ứng.
  • Kháng sinh uống: Kháng sinh là nhóm thuốc ức chế hoặc loại bỏ vi khuẩn, được sử dụng khi da có bội nhiễm. Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn và tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ kê thuốc kháng sinh theo dạng bôi hoặc dạng uống.
  • Thuốc Siro théralèn: Chứa thành phần alimemazin hoạt động trong cơ thể bằng cách ngăn chặn histamine mà cơ thể tạo ra trong một phản ứng dị ứng.
  • Thuốc Clorpheniramin: Là một trong những loại thuốc kháng histamine H1, có tác dụng cải thiện triệu chứng do bệnh chàm gây ra, đồng thời ngăn ngừa chứng viêm kết mạc, viêm mũi dị ứng hay vết côn trùng cắn. 
  • Thuốc Corticosteroid: Chứa thành phần chính là medrol, không chứa steroid. Có thể sử dụng cho bệnh nhân bị chàm thể nặng, có tình trạng viêm nhiễm. Sau một thời gian sử dụng sẽ thấy triệu chứng bắt đầu suy giảm, cải thiện tình trạng da đỏ ửng, dị ứng và ngăn ngừa viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn. 
  • Thuốc Cetirizine: Chứa thành phần chính là Cetirizine Dihydrochloride 10mg cùng với một số thành phần khác giúp điều trị tình trạng dị ứng cấp tính và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Thuốc Cephalosporin: Là một dạng thuốc kháng sinh, có tác dụng hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn da, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ở những đối tượng bị chàm nhẹ hoặc trung bình. Nhờ vào tác dụng của thuốc mà tình trạng sưng, viêm hoặc tấy đỏ trên da trở nên thuyên giảm rõ rệt.

Chàm khô là bệnh gì? Chàm khô uống thuốc gì nhanh khỏi? 4

Sử dụng một số loại thuốc Tây y để tình trạng bệnh được thuyên giảm

Thuốc trị bệnh chàm khô giúp người bệnh cải thiện nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro về tác dụng phụ. Vì vậy nếu người bệnh gặp vấn đề trong quá trình sử dụng thuốc thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được hỗ trợ điều trị sớm nhất có thể, phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo