Cảnh báo nguy hiểm tiềm ẩn khi bị sởi uống kháng sinh
Bị sởi uống kháng sinh cho nhanh khỏi là lựa chọn hàng đầu của nhiều người nhưng ít ai biết rằng nó cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ đáng sợ.
1. Bệnh sởi là gì?
Sởi là một căn bệnh phổ biến và rất dễ lây lan được gây ra bởi virus. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày và quá trình phát bệnh kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Người mắc bệnh có thể ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên đối tượng thường dễ mắc bệnh nhất là trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém.
Những người mắc bệnh sởi thường hay gặp các triệu chứng như sốt, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn,... Sau đó trên cơ thể sẽ xuất hiện những nốt ban sởi đỏ, đầu tiên ở vùng trán và xung quanh tai, sau đó sẽ lan ra khắp cơ thể. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các nốt ban sẽ nổi dày đặc hay thưa thớt hơn. Triệu chứng này sẽ xuất hiện từ 2 đến 3 ngày, sau đó chúng sẽ dần biến mất theo thứ tự xuất hiện của nó.
2. Nguy hiểm khi bị sởi uống kháng sinh
Khi bị sởi uống kháng sinh có rất nhiều yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra với người bệnh. Kháng sinh thường chỉ dùng khi có bội nhiễm và dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng. Hoặc khi có biến chứng: viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính thì dùng kháng sinh và corticoid. Những trường hợp bắt buộc phải dùng kháng sinh đều phải có chỉ định và hướng dẫn từ các bác sĩ.
Khi người bệnh uống kháng sinh, thuốc vào hệ tiêu hóa sẽ phá hủy sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Vì vậy người bệnh rất dễ gặp phải các bệnh liên quan tới đường ruột, mà thường xuyên gặp nhất là tiêu chảy. Đối với trẻ em, kháng sinh làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể trẻ có thể sẽ trở nên yếu hơn, thậm chí làm tăng khả năng nhiễm bệnh đối với trẻ không mắc bị sởi.
3. Chăm sóc người bệnh mà không cần trị sởi bằng kháng sinh
Khi mắc bệnh sởi, người bệnh nên được nghỉ ngơi trong buồng thoáng khí, sáng, không nên kiêng nước kiêng gió tuyệt đối.
Thường xuyên vệ sinh vùng mũi, mắt cho người bệnh bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước nhỏ mắt mũi, ngày 3 -4 lần.
Nếu không có biến chứng nguy hiểm thì không cần dùng kháng sinh chỉ dùng vitamin B1, C liều cao. Trường hợp sốt cao trên 39 độ C thì có thể cho hạ nhiệt bằng thuốc hạ sốt, và đã có tư vấn từ các chuyên gia. Trường hợp sởi có biến chứng, không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp khác. Hãy đưa người bệnh tới các cơ sở y tế được được khám chữa và có cách xử lý kịp thời.
Chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân cũng nên được chú ý. Người bệnh nên được ăn các loại thực phẩm mềm, nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, nên bổ sung vào cơ thể lượng nước cần thiết bù cho lượng nước đã mất.
Cần cách ly người bệnh khỏi nhũng nơi tụ tập đông người, tránh phát tán virus gây bệnh gây lây lan cho những người xung quanh.
Ngoài ra, những cách phòng tránh bệnh sởi mọi người cũng cần lưu ý là thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn phát triển. Đối với trẻ em và ngay cả người lớn cần tập những thói quen lành mạnh như: thường xuyên vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch sẽ, khi hắt hơi hoặc ho cần lịch sự che miệng hoặc quay đi nơi khác, tránh phát tán virus vào không khí.
Uyên