Buổi tối nên ngủ bao nhiêu tiếng để luôn luôn khỏe mạnh?

Không có con số chung cho tất cả mọi người về vấn đề buổi tối nên ngủ bao nhiêu tiếng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ mà bạn cần biết để có thời gian biểu riêng phù hợp nhất.

Bạn là một người rất quan tâm đến sức khỏe bản thân? Bạn chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhiều rau xanh và hoa quả, thường xuyên tập thể dục… thế nhưng bạn đã ngủ đủ và đúng hay chưa? Giấc ngủ là chìa khóa vàng để sở hữu một cơ thể và tinh thần khỏe mạnh nhưng ít ai lại nắm rõ thời gian ngủ cần thiết cụ thể là bao nhiêu. Những thông tin trong các nghiên cứu mới nhất việc buổi tối nên ngủ bao nhiêu tiếng của tổ chức National Sleep Foundation (Hoa Kỳ) có thể sẽ hữu ích với bạn.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đầy đủ

Giấc ngủ là điều cực kì quan trọng đối với chức năng tâm thần: Giữ sự tỉnh táo, củng cố trí nhớ, điều chỉnh tâm trạng và sức khoẻ thể chất. Chứng mất ngủ, giấc ngủ kém, ngủ không sâu… là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vấn đề cả về thể chất lẫn tinh thần. Trên thực tế, khi mất ngủ, cơ thể có xu hướng thay đổi cơ chế xử lý glucose, điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin (tiền đái tháo đường). Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy mất ngủ, khó ngủ sẽ gây thèm ăn khiến bạn nhanh chóng tăng cân.

Buổi tối nên ngủ bao nhiêu tiếng để luôn luôn khỏe mạnh 1
Thời gian ngủ buổi tối còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Buổi tối nên ngủ bao nhiêu tiếng còn tùy thuộc vào tuổi tác

Việc buổi tối nên ngủ bao nhiêu tiếng để luôn khỏe mạnh, năng động còn tùy thuộc vào tuổi tác và thể chất từng người. Trung bình, một người trưởng thành bình thường cần ngủ khoảng 7 tiếng mỗi đêm. 18 chuyên gia tại National Sleep Foundation đã tiến hành hơn 300 nghiên cứu khác nhau và cho ra kết luận về thời gian ngủ cần thiết của con người theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh (0 – 3 tháng): 14 – 17 giờ ngủ mỗi ngày
  • Trẻ sơ sinh (4 – 11 tháng): 12 – 15 giờ để ngủ
  • Trẻ đang chập chững biết đi (1 – 2 tuổi): 11 – 14 giờ ngủ
  • Trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi): 10 – 13 giờ
  • Trẻ em khi trong độ tuổi đi học (6 – 13 tuổi): 9 – 11 giờ mỗi tối
  • Thanh thiếu niên (14 – 17 tuổi): 8 – 10 giờ
  • Thanh niên (18 – 25 tuổi): 7 – 9 giờ
  • Người trưởng thành (26 – 64 tuổi): 7 – 9 giờ
  • Người lớn tuổi (65 tuổi trở lên): 7 – 8 giờ khi ngủ
Ở các giai đoạn phát triển khác nhau con người sẽ có nhu cầu giấc ngủ rất khác nhau

Giới tính ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Mặc dù thời gian ngủ theo từng độ tuổi là như nhau, nhưng giữa nam giới và nữ giới cũng có sự khác biệt nhất định về giấc ngủ. Phụ nữ thường ngủ nhiều hơn nam giới và trải qua thêm một giai đoạn ngủ không sâu, dễ bị đánh thức. Nguyên nhân gây khó ngủ thường gặp ở nữ giới là trầm cảm, các sự kiện không vui trong đời sống, thai nghén, thay đổi hormone khi mãn kinh, rối loạn giấc ngủ và các bệnh xương khớp như viêm khớp, đau lưng, viêm cơ.

Nghiên cứu cho thấy, nam giới dễ ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Họ thường mất ngủ vì áp lực công việc và do phải giúp đỡ chăm sóc con cái hay việc gia đình. Ngoài ra, các vấn đề về sức khoẻ như bệnh động kinh và bệnh tim, rối loạn giấc ngủ, lạm dụng chất gây nghiện và trầm cảm cũng gây mất ngủ ở nam giới.

Bạn có biết giới tính cũng là yêu tố quyết định buổi tối nên ngủ bao nhiêu tiếng?

Để biết thời gian ngủ thích hợp nhất cho mình, bạn nên ghi chú nhật ký giấc ngủ trong khoảng 1 tuần. Điều này sẽ giúp bác sĩ tư vấn được “lịch ngủ” chính xác nhất.

Phong

Nguồn: Everydayhealth



Chat with Zalo