Bầu uống trà đường được không? Một số lưu ý cho mẹ bầu khi uống trà đường

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi, bởi bất kỳ sai sót nào trong chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là gây sảy thai. Ở bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Hà An sẽ giúp bạn tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của trà đường, đồng thời trả lời câu hỏi: “Bà bầu uống trà đường được không?”

Những điều cần biết về trà đường

Trà đường được biết đến là loại thức uống có cách chế biến vô cùng đơn giản, được kết hợp từ nước trà với đường để tạo độ ngọt. Chính vị ngọt này đã làm cho trà đường trở nên dễ uống hơn so với các loại trà thông thường khác, đồng thời có hương vị thơm ngon hấp dẫn. Mẹ bầu hoàn toàn có thể tự làm trà đường tại nhà vì cách chế biến khá đơn giản.

 Bầu uống trà đường được không? Một số lưu ý cho mẹ bầu khi uống trà đường 1
Trà đường là thức uống đơn giản và dễ chế biến

Các bạn cũng có thể mua trà đường ở siêu thị, bởi hiện nay các nhà sản xuất cũng đã chế biến trà đường thành các túi lọc nhỏ vô cùng tiện lợi khi sử dụng. Bạn chỉ cần pha trà với nước sôi và cho thêm đường vào sao cho hợp khẩu vị. Tùy theo sở thích, các bạn có thể cho thêm vào các loại nguyên liệu khác để thêm độ thơm ngon cho trà như chanh, bạc hà, siro, sữa… Vậy, bà bầu uống trà đường được không? Câu trả lời sẽ có ở phần dưới đây!

Bầu uống trà đường được không?

Bầu uống trà đường được không? Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá trà có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe bởi chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C. Cụ thể:

  • Thanh nhiệt, mát gan: Trà là thức uống giải độc, có nhiều lợi ích đối với sự hoạt động của các cơ quan nội tạng. Trong điều kiện cho phép, bà bầu có thể uống trà đường vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, các chị em không nên cho quá nhiều đường vào trà bởi điều này có thể gây đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra, dư thừa đường là nguyên nhân của các bệnh nóng trong, gây ra mụn nhọt. Việc hạn chế ăn đường cũng là cách để mẹ bầu có khoảng thời gian mang thai an toàn.
  • Đảm bảo sức khỏe răng miệng: Phenol có trong trà là chất quan trọng để phòng tránh các bệnh răng miệng. Hơn nữa, việc sử dụng trà xanh để hãm, ngậm và súc miệng trong thai kỳ mang lại nhiều tác dụng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, đối với trà đường, chị em chỉ nên sử dụng để uống, không nên dùng để súc miệng vì có thể gây sâu răng do sót lại đường trên bề mặt răng.
  • Lợi tiểu: Uống trà đường giúp mẹ bầu phòng tránh các bệnh liên quan tới đường tiết niệu như sỏi thận, bàng quang, nhiễm trùng đường niệu do trà xanh có một số chất giúp bài trừ độc tố ra ngoài qua nước tiểu, ngăn ngừa hình thành sỏi, cặn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Một trong những vai trò vô cùng quan trọng của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh. Để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, kẽm là một chất vô cùng cần thiết. Trà đường là thức uống giàu kẽm, vì vậy việc bổ sung trà đường trong quá trình mang thai giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.
  • Ngoài ra, việc sử dụng trà đường trong quá trình mang thai còn mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể như chống lão hóa, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, ổn định huyết áp…
 Bầu uống trà đường được không? Một số lưu ý cho mẹ bầu khi uống trà đường 2
Bầu uống trà đường được không là thắc mắc của nhiều thai phụ

Như vậy, với những lợi ích đã kể trên, câu trả lời cho thắc mắc: “Bầu uống trà đường được không?” là hoàn toàn được.

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu khi sử dụng trà đường

Mặc dù trà đường vừa dễ sử dụng, vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ, tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý một số điều khi sử dụng trà đường.

Theo các nghiên cứu, trong lá trà có 2 – 5% caffeine, nếu sử dụng quá thường xuyên, cơ thể sẽ đạt tới mức độ hưng phấn nhất định, làm tăng yếu tố động thai, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, khiến thai nhi sinh ra có khả năng bị nhẹ cân.

Với hàm lượng caffeine tương đối cao có trong lá trà xanh, mẹ bầu có khả năng phải đối mặt với nguy cơ bị mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, chị em có thể bị mất ngủ do một nguyên nhân khác cũng gây ra bởi lá trà xanh, đó là do tính lợi tiểu của trà đường khiến chị em thường xuyên phải thức giấc để đi tiểu vào ban đêm. Chính vì vậy, giải pháp cho vấn đề này là không nên sử dụng trà đường vào buổi tối, thay vào đó nên uống vào buổi sáng và chỉ nên uống một ly nhỏ.

Với tâm lý thích ăn uống trong thời kỳ mang thai, nhiều chị em có thể uống trà đường mọi lúc, mọi nơi, như vừa ăn sáng xong, lúc nghỉ giải lao hay đi chơi cùng bạn bè. Mặc dù lượng đường có trong trà không hề lớn, tuy nhiên nếu uống quá thường xuyên cũng như cho quá nhiều đường khi pha trà, mẹ bầu cần cẩn trọng và nên khám thai định kỳ, thực hiện xét nghiệm máu khi có chỉ định của bác sĩ nhằm đề phòng tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Trong lá trà xanh có chứa acid tannic và theophylline, nhất là acid tannic khi kết hợp với sắt sẽ trở thành hợp chất khó hấp thu, đặc biệt là không thể hấp thu được sắt. Vì vậy, việc uống quá nhiều trà đường sẽ gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở người mẹ cũng như thai nhi.

Vì tính chất tiện lợi, dễ chế biến, trà đường có thể được mua ở bất cứ đâu: Vỉa hè, quán giải khát, siêu thị… Mẹ bầu cần giữ gìn sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi, không nên uống trà đường tại những nơi không sạch sẽ và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một số thức uống mẹ bầu có thể sử dụng trong quá trình mang thai

Khi mang thai, ngoài trà đường, mẹ bầu có thể lựa chọn cho bản thân một số loại đồ uống tốt cho sức khỏe, giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh như:

  • Sữa bầu: Mỗi ngày mẹ bầu nên sử dụng 1 – 2 ly sữa bầu để bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
  • Sinh tố, nước ép hoa quả, rau xanh: Những thức uống này giúp bổ sung nhiều vitamin, cũng là chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cũng nên lưu ý cần thay đổi nguyên liệu để làm nước ép hằng ngày để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, đủ chất.
  • Nước đun sôi để nguội: Để đảm bảo đủ nước cho các hoạt động hằng ngày của cơ thể, chị em cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Bầu uống trà đường được không? Một số lưu ý cho mẹ bầu khi uống trà đường 3
Nước trái cây tươi cung cấp nhiều vitamin cho bà bầu

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Bầu uống trà đường được không?”, đồng thời giúp mẹ bầu biết thêm một số lưu ý khi sử dụng trà đường. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo trên trang web của Nhà Thuốc Hà An nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo