Bài thuốc từ rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng là một phương pháp dân gian từ tự nhiên đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả, đã được nhiều người tin tưởng và áp dụng thành công.
Tỏi là phụ gia quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình. Nhưng ắt hẳn còn nhiều người chưa biết đến một công dụng khác của tỏi khi kết hợp với rượu, đó là tác dụng trị bệnh viêm mũi dị ứng ngay tại nhà.
1. Sơ lược về bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của các vật lạ (dị nguyên) đặc biệt là qua đường hô hấp. Lúc này, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra kháng thể để chống lại các dị nguyên. Phản ứng giữa kháng nguyên và dị nguyên tạo ra histamin – một chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng với các triệu chứng nổi bật như: ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, cảm giác ù, đau họng và khạc đàm kéo dài, ho khan…
Sự thay đổi thời tiết và tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là những nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh viêm mũi dị ứng ngày một tăng cao.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ruou_toi_chua_viem_mui_di_ung_1_491a4fcc19.jpg)
2. Tỏi – “thần dược” chữa nhiều bệnh
Trong tỏi chứa một chất kháng sinh tự nhiên có tên gọi là allixin và nó chính là yếu tố quyết định khả năng chống lại các virus gây bệnh, chống viêm nhiễm và sát trùng của tỏi. Chính vì lý do đó, từ lâu ông cha ta đã biết dùng tỏi để làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, hạn chế nguy cơ nghẽn động mạch và giảm thiểu nồng độ cholesterol trong máu. Đặc biệt, tỏi còn có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh khác. Không có gì sai khi nói, tỏi là “thần dược” thiên nhiên chữa được nhiều bệnh.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ruou_toi_chua_viem_mui_di_ung_2_c3df281412.jpg)
3. Rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng
Để có được “thần dược” rượu tỏi chữa các triệu chứng viêm mũi dị ứng, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 40 g tỏi khô, 100 ml rượu trắng 45 độ và một hũ thủy tinh có nắp đậy.
Cách làm: Bạn bóc vỏ tỏi rồi xay nhuyễn sau đó cho vào hũ thủy tinh, tiếp đến rót rượu vào, đậy nắp hũ thật kín. Khi mới ngâm rượu có màu trắng, sau đó một thời gian dần chuyển sang màu nước trà đậm. Thỉnh thoảng bạn hãy lắc chai rượu để các nguyên liệu dễ dàng hòa quyện vào nhau. Đến ngày thứ 10 thì bạn có thể dùng được.
Cách dùng: Pha 1 thìa cà phê vào một cốc nước ấm rồi dùng 2 lần mỗi ngày, sáng trước khi ăn và tối trước khi ngủ. Dùng liên tục và đều đặn thì các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng sẽ giảm một cách nhanh chóng.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ruou_toi_chua_viem_mui_di_ung_3_5d0aaf9f9d.jpg)
Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng bài thuốc nào cũng có thể là con dao hai lưỡi nếu sử dụng không đúng cách và quá liều lượng. Tỏi có thể làm loãng máu, vì vậy bạn chỉ nên dùng với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng quá đà. Bên cạnh việc sử dụng rượu tỏi, bệnh nhân cũng có thể tham khảo các bài thuốc giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng khác từ hạt gấc, nước muối sinh lý, sáp ong rừng, gừng…Điều quan trọng là bạn tìm ra được phương pháp phù hợp và có hiệu quả với bản thân nhất.
Hường